Thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2024. Ảnh: Như Ý |
Thảo luận tại Hội nghị, GS. TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng, ĐH Thái Nguyên, đề xuất Bộ GD&ĐT xem xét yêu cầu các trường ĐH giảm xét tuyển bằng học bạ, tăng kết quả xét thi tốt nghiệp THPT. Theo ông, ngoài giám sát chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo phải được thẩm định sâu hơn, đó là kiểm định.
PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM, đề xuất bỏ phương thức tuyển sinh sớm (các phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT) khi học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục THPT. Ông Phúc cho hay qua theo dõi một số chương trình tư vấn tuyển sinh vừa qua cũng như thông tin trên báo chí, một số trường yêu cầu thí sinh đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm lên đầu.
Điều này dẫn đến sự thiếu công bằng, mất cơ hội xét tuyển của thí sinh và của các trường ĐH khác. Ông Phúc đưa ra cách làm của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM triển khai từ năm 2022 nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Đó là sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp các yếu tố: điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, điểm thi tốt nghiệp THPT, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ đánh giá năng lực…
“Năm 2022, khi bắt đầu thực hiện tuyển sinh theo cách này, chúng tôi lo ngại đặc biệt quá sẽ khó tuyển sinh nhưng năm đó, số lượng thí sinh đăng kí là 8.500 em, năm nay con số đã gấp đôi, lên đến trên 17.000 em”, ông Phúc nói. Ông khẳng định Trường ĐH Bách khoa TPHCM ủng hộ việc tuyển sinh một lần duy nhất cho một nguyện vọng qua mạng, giúp thí sinh có sự công bằng hoàn toàn.
PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, nói rằng, phần lớn học sinh khi đã trúng tuyển sớm gần như không tập trung hết khả năng để thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết các em chỉ cần đỗ tốt nghiệp. Theo ông Bắc, những năm qua, tỉ lệ ảo xét tuyển sớm vẫn ở ngưỡng 200-300%. Khi xét tuyển sớm, dữ liệu về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên chưa có nên khi hậu kiểm phát hiện có nhiều sai sót. Từ đó, ông Bắc đề xuất từ năm 2025, Bộ nên có quy định chỉ được công bố trúng tuyển sau khi các em hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT.
Đánh giá về công tác tuyển sinh năm 2023 - 2024, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT, bà Nguyễn Thu Thủy, cho hay, quy mô đào tạo ĐH chính quy có xu hướng tăng nhẹ so với năm học trước, trong đó có sự tăng đáng kể của lĩnh vực Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ kĩ thuật, Kĩ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y.
Bà Thủy đánh giá, năm nay vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lí, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Tự chủ nhưng phải bảo đảm quyền lợi của thí sinh
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, các trường cũng như Bộ đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều đổi mới.
“Trường ĐH cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, nên thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ xem xét. Vì có thực tế thí sinh trúng tuyển sớm sẽ không học nữa; các trường chỉ yên tâm cho số thí sinh sẽ vào trường mình; số còn lại xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp sẽ còn ít chỉ tiêu, đẩy điểm lên rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường ĐH tốt. Việc này về phía Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc để đưa vào định hướng tuyển sinh của năm sau”, Bộ trưởng nói. Ông Sơn lưu ý các trường không nên có quá nhiều phương án xét tuyển; càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh, cho xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu, Vụ Giáo dục ĐH khẩn trương phối hợp để có dự thảo sớm nhất về quy chế tuyển sinh năm 2025; thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, làm sao đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng, cũng như công bằng cho thí sinh. Các trường thực hiện tự chủ nhưng không có tác động xấu tới giáo dục phổ thông.
“Trường ĐH được tự chủ cao trong vấn đề tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm. Tự chủ là tự chủ trong khuôn khổ các quy định. Trước vấn đề tuyển sinh như hiện nay, Bộ GD&ĐT có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết vào năm sau. Thống kê cho thấy, trường uy tín không lo vì nguồn tuyển dồi dào. Nên không cần chen lấn, xô đẩy.
Tự chủ nhưng phải đề cao trách nhiệm xã hội của trường ĐH”, ông Sơn nói. Ông nói rằng các trường phải hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của người học ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng. Ông cho biết, số học sinh vào lớp 1 năm nay lên tới 1,9 triệu em. Số học sinh bình quân mỗi khối lớp (từ lớp 2 đến lớp 11) là khoảng 1,63 triệu em, trong khi số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua là khoảng 1,1 triệu.
“Như vậy, điều này cho thấy rất lạc quan về mặt số lượng nguồn tuyển vào ĐH hằng năm. Chúng ta cần chuẩn bị chỗ cho người học nhưng điều quan trọng nữa là vấn đề chất lượng”, ông Sơn nói.
Vũ thị kim thảo
Tôi đề nghị ngừng việc xét tuyển bằng học bạ. Vì rất là bất công.
Thích (1)Trả lời
Tthtrang
Tôi cũng đồng tình bỏ xét học bạ, vì tôi cũng trong nghề nên tôi biết, hàng ngày có một số em học không ra gì mà kiểm tra, thi toàn cập bi bạn, thầy cô thấy cũng không dám la
Thích (6)Trả lời
Đỗ Văn Tú
Xét tuyển sớm bằng học bạ là không công bằng, nhiều tiêu cực. Nên bỏ phương thức này.
Thích (6)Trả lời
Đàm Văn Chí
Xét đại học nên bỏ xét học bạ, vì điểm học bạ ở các trường liệu có đánh giá đúng với trình độ của các cháu hay ko?
Thích (3)Trả lời
Nguyễn giang
Học bạ trường bán công,trường công lập, trường chuyên là giống nhau hay khác nhau?
Thích (2)Trả lời
Phạm Đình Bach
Không nên xét tuyển sớm, nhất là xét tuyển bằng học bạ, bởi kết quả theo học bạ rất ảo, tình trạng xin điểm, chạy điểm để có kết quả học bạ đẹp hiện nay diễn ra phổ biến, thực tế rất nhiều học sinh lực học trung bình, thậm chí có những môn chẳng hiểu gì mà kết quả theo học bạ vẫn giỏi.
Thích (2)Trả lời
D.H.T.My
Nên bỏ hẳn việc xét học bạ vì tôi biết nhiều trường hợp mua và xin điểm để học bạ toàn điểm giỏi, nhưng thực lực chỉ là trung bình khá, nhất là các trường tư, hoặc trường có điểm đầu vào thấp. Như vậy sẽ thiệt thòi cho các em học ở trường chuyên, trường có điểm đầu vào cao.
Thích (4)Trả lời
Lê thoại
Nên bỏ xét tuyển học bạ
Thích Trả lời
Đàm thị Tuyết
Cùng quan điểm. Các trường ĐH không lên xét tuyển sớm bằng học bạ. Vì tôi thấy lớp con tôi 1 số cháu học rất kém nhưng cuối kỳ. Và cuối năm học đều đạt loại suất sắc điểm học bạ rất cao. Các bạn khác trong lớp rất bức xúc vì học trên lớp các bạn đều biết ai học như nào. Việc này rất tiêu cực cho các bạn học khác.
Thích (1)Trả lời
Nguyễn Thị Phương Loan
Đồng ý với ý kiến của nhiều người dân. Không nên xét tuyển học bạ. Vì sẽ sảy ra tiêu cực trong xã hội... Cần chấn chỉnh và làm luôn và ngay ah
Thích (1)Trả lời
Lê Minh
Hoàn toàn đồng tình, xét ĐH sớm bằng HB rất tai hại. Làm tụt lùi chất lượng nguồn nhân lực, làm bệnh thành tích học bạ càng nặng nề hơn. Bỏ luôn điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét tốt nghiệp, sẽ chấn chỉnh lại việc học cho thế hệ trẻ. Đặc biệt việc chọn lọc sinh viên ngành y bây giờ ở các trường tư rất đáng lo cho đội ngũ y bác sĩ trong tương lai, bởi học lực xét học bạ là ảo, lực học chỉ trung bình,.
Thích (19)Trả lời
Nguyên Nguyên
Trời ạ. Mn đang hiểu sai về xét tuyển sớm. Đâu phải trúng tuyển sớm thì các con không học nữa. Mà các con xuất phát sớm thôi. Vào lớp 10 đã cày ngày cày đêm rồi: IELTS, thi HSG,... Các con còn nỗ lực gấp nhiều lần so với các bạn chỉ ôn thi TN TH PT đấy ạ.
Thích (40)Trả lời
Nguyên đình tiền
@Nguyên Nguyên: bạn nói ₫úng ₫ó giờ vào trường công học lấy thành tích hs giỏi ₫âu có dể học cày ngày ₫êm mới được 6 môn trên 8. 0 ₫âu có dể
Thích Trả lời