Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I

Cũng như đế chế Tây Ban Nha, đế quốc Hà Lan vươn lên cực thịnh dẫn đầu thế giới, rồi suy vong, cũng bởi không duy trì được những giá trị cốt lõi.
Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 1
 
Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 2
 
Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 3
 
Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 4
 

Đế quốc Hà Lan bao gồm các vùng lãnh thổ ở nước ngoài thuộc tầm kiểm soát của Hà Lan từ thế kỷ XVII đến những năm 1950. Người Hà Lan đã theo sau Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để thiết lập một đế quốc thực dân. Hà Lan bước đầu xây dựng tài sản thuộc địa trên cơ sở của nhà nước tư bản gián tiếp của công ty chủ nghĩa thực dân công ty Đông và Tây Ấn Hà Lan. Sự thống trị của các công ty về thương mại toàn cầu đã góp phần rất lớn vào một cuộc cách mạng thương mại và sự nở rộ văn hóa ở Hà Lan của thế kỷ XVII, được gọi là Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Với sức mạnh hải quân gia tăng, Hà Lan nhanh chóng thống trị thương mại toàn cầu trong nửa sau của thế kỷ XVII. Họ là bá chủ của biển khơi suốt thời gian này. 

Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 5  

Điều tạo nên sự thành công của đế quốc Hà Lan không chỉ bằng khát vọng lớn, lực lượng hải quân hùng mạnh, thống trị thương mại toàn cầu mà còn là tinh thần học hỏi, khám phá và sáng tạo không ngừng đã tạo dựng nên một nền đế quốc văn minh tiến bộ.

Đế quốc Hà Lan, bất chấp diện tích và dân số thực sự khiêm tốn nhưng lại có những đóng góp đáng kể trong quá trình hình thành nên xã hội hiện đại ngày nay. Xuyên suốt lịch sử, Hà Lan đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng thế giới. Trong thời đại hoàng kim của Hà Lan, thương mại, nghệ thuật, khoa học của Hà Lan là một trong những thành tựu được tôn vinh nhất trên thế giới.

Trong giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XVI cho tới đầu thế kỷ XVIII, những nhà thám hiểm và họa đồ nổi tiếng Hà Lan đã có đóng góp lớn trong hành trình khám phá và hoàn thiện dần hình dạng bản đồ thế giới như ngày nay. Người Hà Lan là những người đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của ngành khoa học bản đồ hiện đại. Nhờ những chuyến thám hiểm của người Hà Lan, nhiều vùng đất trên thế giới từ chỗ gần như không được biết đến đối với cộng đồng bên ngoài (như Quần đảo Svalbard, Quần đảo Falkland, Australia, Tasmania, New Zealand, Đảo Phục Sinh) mà lần đầu tiên có mặt trên bản đồ thế giới. Những công trình họa đồ của người Hà Lan cũng là những bằng chứng giàu giá trị khoa học và lịch sử, mang tính khách quan trong việc giải quyết nhiều tranh chấp chủ quyền trên thế giới hiện nay.

Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 6 Lộ trình của Abel Tasman năm 1642 và 1644 tại New Holland (Úc) dưới danh nghĩa Công ty Đông Ấn Hà Lan

Hà Lan là quốc gia của các triết gia. Với mô hình kết hợp giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội tư sản trung lưu, đã được tiên phong ở quy mô toàn quốc lần đầu tiên trên thế giới tại Cộng hòa Hà Lan theo sau sự kiện Cách mạng Hà Lan nổ ra cuối thế kỷ XVI. Chủ nghĩa duy lý với nhiều đặc tính hiện đại của nó, đã được đặt nền tảng trong khoảng thế kỷ XVII bởi những đại diện tiêu biểu như Hugo Grotius, Baruch Spinoza và Rene Descartes (ông sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng dành một phần quan trọng 20 năm của cuộc đời và sự nghiệp trong Cộng hòa Hà Lan).

Hội hoạ ở đế quốc Hà Lan có sự phát triển vượt bậc với các tên tuổi hoạ sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng hội hoạ thế giới. Thời kỳ hoàng kim, hội hoạ Hà Lan xếp vào hàng được tôn vinh nhất thế giới đương thời, trong thế kỷ XVII. Đây là thời của "các bậc thầy Hà Lan" như Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Jan Steen, Jacob van Ruisdael, trong đó Rembrandt được nhận định là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng. Từ thập niên 1620, hội họa Hà Lan bước sang một phong cách miêu tả hiện thực hơn, quan tâm rất nhiều đến thế giới thực. Trong đó nhiều loại tranh do các họa sĩ Hà Lan lập ra các phong cách được giới mỹ thuật châu Âu dựa vào trong hai thế kỷ sau đó. Đến giữa thế kỷ XIX, trường phái ấn tượng Amsterdam thịnh hành, các họa sĩ dùng các nét vẽ nhanh và rõ để ghi dấu lên bức vẽ. Họ tập trung vào miêu tả sinh hoạt thường nhật của thành phố. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ sĩ độc lập tìm tòi sáng tạo và đi theo các hướng khác nhau. Vincent van Gogh là danh hoạ nổi tiếng Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng, các tác phẩm của ông được chú ý vì vẻ đẹp thô, tính chân thật biểu cảm và màu sắc rõ nét, có ảnh hưởng sâu rộng đến mỹ thuật thế kỷ XX. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới.

Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ I ảnh 7 Cuộc đời và sự nghiệp của đại danh họa Hà Lan Vincent Van Gogh đã được chuyển tải qua bộ phim Loving Vincent Van Gogh và Lust for Life – đây cũng là những bộ phim thuộc Tủ phim Nền tảng Đổi đời do Nhà sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành nhiều tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn

Về kiến trúc, đế quốc Hà Lan vào thế kỷ XVII, do kinh tế thịnh vượng nên các thành phố được mở rộng rất nhiều. Các toà thị chính và nhà kho mới được xây dựng, nhiều kênh đào mới được hình thành trong hay quanh các thành phố như Delft , Leiden , Amsterdam để nhằm mục đích phòng thủ và vận chuyển. Do đó, kiến trúc của nền cộng hoà đầu tiên tại phía bắc châu Âu ghi dấu với tính nhã nhặn, giản dị và là phương thức phản ánh các giá trị dân chủ. Bên cạnh đó, kiến trúc Hà Lan dễ nhìn thấy ở các thuộc địa đặc biệt là các toà nhà và pháo đài. Tại thủ đô Paramaribo của Surinamese, pháo đài Zeelandia của Hà Lan vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Bản thân thành phố cũng đã giữ lại hầu hết bố cục và kiến trúc đường phố cũ, là một phần của di sản UNESCO của thế giới. Nhìn chung, kiến trúc tại các vùng đất thấp Hà Lan, cả tại miền nam chịu ảnh hưởng của phản cải cách ; miền bắc do Tin Lành chi phối, vẫn đầu tư mạnh mẽ vào các dạng phục hưng và kiểu cách của miền bắc Ý . Dạng mộc mạc hơn được tiến hành tại Hà Lan rất phù hợp đối với các mô hình xây dựng lớn. Đến thế kỷ XX, các kiến trúc sư Hà Lan đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển kiến trúc hiện đại.

Ngoài ra, trong quá trình xâm chiếm người Hà Lan đã đem các loại cây trồng như cà phê, trà, ca cao, thuốc lá và cao su… đến các nước thuộc địa. Trong đó, người Hà Lan là những người đầu tiên bắt đầu truyền bá cây cà phê ở Trung và Nam Mỹ và vào đầu thế kỷ XIX. 

(Đón đọc nội dụng tiếp theoĐế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ II)

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.