> Tham nhũng đang làm xói mòn lòng tin, tăng nợ xấu
>Chống tham nhũng như 'lừa chuột vào mâm cỗ'
>“Phải xử lãng phí như xử tham nhũng”
Đại biểu Hỳnh Nghĩa. |
“Lực lượng này phải được tinh nhuệ, đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ và nghiệp vụ, có chế độ đãi ngộ xứng đáng, như vậy mới đủ sức điều tra nhanh các vụ án tham nhũng lớn, không để kéo dài như hiện nay, không cho bị can, bị cáo có thời gian chạy án, tránh gây hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ”, đai biểu Huỳnh Nghĩa nói.
Đại biểu Nghĩa nêu chúng ta có đầy đủ pháp luật và bộ máy chống tham nhũng đồ sộ, gồm kiểm toán, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, chúng ta có Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, vấn đề tái lập Ban nội chính Trung ương và các tỉnh thành trong cả nước, các cơ quan này đang mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng cũng có tác dụng thúc đẩy tiến độ các vụ án tham nhũng lớn.
Ông Nghĩa cho rằng mặc dù các cơ quan này có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chưa đáp ứng lòng mong đợi của cử tri, liệu trong lực lượng chống tham nhũng có tiêu cực, bao che cho tham nhũng không.
Đại biểu Đỗ Văn Đương. |
Về đề xuất này, Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng đã đến lúc thành lập một cơ quan điều tra độc lập. Điều tra độc lập này đặt ở đâu thì cần cân nhắc, nhưng cần thiết nó như một tổng cục điều tra về án tham nhũng chức vụ, người đứng đầu cơ quan này phải là một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và được đặt ở 7 khu vực, độc lập với các vùng địa phương, như 7 vùng thời tiết.
“Tôi cho rằng cần có đột phá như vậy thì mới có thể thay đổi được phương thức và cách đánh tội phạm tham nhũng, đi vào những lĩnh vực lớn, trọng điểm mà cử tri bức xúc, đòi hỏi nhiều năm”, đại biểu Đương bày tỏ.