Để không ngộ độc thực phẩm từ việc rã đông

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Cấp đông là cách bảo vệ thực phẩm thì rã đông lại là một quá trình khiến thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Rã đông trong tủ lạnh

Đây là cách bạn bỏ thực phẩm từ ngăn đá xuống một ngăn có nhiệt độ cao hơn. Đây là cách tan băng an toàn nhưng lại mất nhiều thời gian. Để rã đông một cân thịt, bạn có thể mất 12 tiếng sau khi chuyển từ ngăn đá sang ngăn mát. Bởi thế chúng không thể áp dụng trong trường hợp ngẫu hứng bất ngờ.

Sau khi tan băng trong tủ lạnh, bạn có thể để chúng nằm yên đó 1-2 ngày, và nếu không muốn dùng nó nữa, bạn lại có thể chuyển lên ngăn đá (chỉ mất chất chứ không mất vệ sinh).

Song, thực hiện rã đông bằng cách này, bạn cũng phải chú ý để thực phẩm đông lạnh ở vùng tách biệt với thực phẩm khác. Đó là bởi trong quá trình tan đá, chúng có thể chảy nước và lẫn vào thực phẩm bên cạnh, làm gia tăng nhiễm khuẩn, ngộ độc.

Rã đông dưới nước

Để không ngộ độc thực phẩm từ việc rã đông ảnh 1

Đây là cách bạn cho toàn bộ thực phẩm đông đá vào trong nước. Cách làm này giúp rã đông nhanh hơn. Khoảng 1 tiếng là bạn có thể rã đông xong một cân thực phẩm. Nhưng chúng không an toàn bằng cách tan đông trong ngăn mát tủ lạnh. Để tránh cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn trong trường hợp này, bạn nên chú ý:

- Không bóc niêm phong khi thả thực phẩm vào nước. Nếu bạn bóc túi bảo vệ ra thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ môi trường, từ không khí vào thực phẩm.

- Khoảng 15-20 phút thay nước một lần cho việc rã đông nhanh hơn.

- Phải chế biến ngay sau khi rã đông xong bởi thực phẩm lúc này rất dễ bị hư hỏng.

- Không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông theo cách này. Nếu không ăn ngay, bạn phải chế biến chúng trước khi cho quay lại tủ lạnh.

Nấu ngay không rã đông

Để không ngộ độc thực phẩm từ việc rã đông ảnh 2

Lấy thực phẩm từ ngăn đá rồi cho vào chế biến ngay là cách an toàn nhất, nhưng sẽ khiến bạn mất thời gian chế biến hơn. Với những thực để hấp luộc, bạn nên ưu tiên cách này. Tất nhiên trước khi cấp đông, bạn đã rửa chúng sạch sẽ nên chỉ cần bóc niêm phong là cho vào nồi được.

Rã đông trong lò vi sóng

Để không ngộ độc thực phẩm từ việc rã đông ảnh 3

Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo, người dân dùng 3 cách rã đông ở trên, và không xem lò vi sóng là vật dụng rã đông. Nhưng đây lại là cách rã đông nhanh nhất và đang được nhiều người áp dụng. Cách này nhanh nhưng không phải an toàn nhất. Thực phẩm đang đông đá mà gặp nóng sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Bởi vậy, khi rã đông bằng cách này, bạn nên chú ý:

- Chế biến ngay sau khi rã đông xong.

- Không cấp đông trở lại.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG