Xin chào bác sĩ Khánh. Bác sĩ có thể cho biết tình trạng đau cổ vai gáy có thể xuất phát từ nguyên nhân nào không ạ?
Các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nằm ngủ gối quá cao và nệm quá mềm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cột sống trong đó có cột sống cổ. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài dẫn tới một số bệnh lý có thể gây ra đau cổ vai gáy như: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…
Đau cổ vai gáy được chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính. Trường hợp đau cấp tính là người bệnh gặp chấn thương tại vùng này gây tổn thương mô mềm, có khả năng phục hồi dễ dàng nếu can thiệp sớm. Trường hợp đau mạn tính là tình trạng đau diễn ra trong một khoảng thời gian dài, đồng thời việc điều trị cũng lâu hơn.
Bác sĩ Khánh được yêu mến bởi những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và các phương pháp phòng tránh bệnh xương khớp trên mạng xã hội |
Vâng ạ. Xin hỏi bác sĩ chứng đau cổ vai gáy này thường gặp ở đối tượng nào?
Từ những nguyên nhân kể trên, ta có thể nhận ra một số đối tượng dễ mắc chứng đau cổ vai gáy như: nhân viên văn phòng và người thường xuyên lái xe đường dài. Thói quen ngồi yên một tư thế mà không vận động nghỉ ngơi giữa giờ ảnh hưởng không nhỏ tới khu vực cổ vai gáy. Ngày nay, độ tuổi mắc bệnh cổ vai gáy ngày càng trẻ hóa. Một số lượng lớn người mắc Hội chứng cổ tin nhắn” (Text Neck) do thói quen cúi cổ quá mức khi sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Khi cúi càng nhiều, đĩa đệm vùng cổ càng chịu nhiều áp lực dễ gây ra những tổn thương.
Vậy có cách nào để giảm đau cổ vai gáy không, thưa bác sĩ?
Trước tiên chúng ta cần điều chỉnh lối sống khoa học và chăm tập luyện thể thao đúng cách đặc biệt là những môn thể thao tốt cho cột sống như bơi lội, đạp xe, yoga… Với một số nghề nghiệp phải ngồi lâu trong thời gian dài, người bệnh nên có quãng thời gian nghỉ ngơi ngắn, thay đổi tư thế ngồi sau 60-90 phút ngồi làm việc liên tục để khu vực cổ vai gáy được thả lỏng và “hồi sức”.
Tùy vào từng trường hợp mà phương pháp điều trị cũng khác nhau. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để biết chính xác tình trạng của mình và tiếp nhận liệu pháp điều trị phù hợp. Ngoài việc chủ động tập luyện thể thao, thay đổi tư thế ngồi thì chúng ta cũng có thể tìm đến phương pháp laser mềm để giảm đau.
Bác sĩ vừa nói đến phương pháp “laser mềm” nghe rất lạ. Bác sĩ có thể cho biết kĩ hơn về phương pháp này không ạ?
Trong nhiều thập kỷ qua, phương pháp Laser mềm (tia laser có cường độ thấp, tiếng Anh là Lower Level Laser Therapy, thường viết tắt là LLLT) được ứng dụng rộng rãi tại bệnh viện và các phòng khám để giảm đau và điều trị các bệnh lý xương khớp cho người bệnh. Tia laser mềm khi chiếu qua da có thể kích thích các mô mềm với độ sâu 4cm từ bề mặt da giúp tăng lưu thông máu, giải phóng chèn ép thần kinh, kích thích sự phát triển Collagen và Elastin để tái tạo các tổ chức bị tổn thương.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh đang hướng dẫn người bệnh giảm đau mỏi cổ vai gáy bằng laser mềm |
Công nghệ này ưu việt vì giúp phục hồi tổ chức từ từ và giúp người gặp vấn đề về cổ vai gáy giảm đau và vận động linh hoạt. Tuy nhiên, ngày trước người bệnh ít được tiếp cận với công nghệ này do một chiếc máy laser mềm như vậy có giá vài ngàn đô tới vài chục ngàn đô và người bệnh phải tới phòng khám, bệnh viện để điều trị.
Gần đây, bác sĩ được các đồng nghiệp quốc tế trao đổi về một loại máy laser mềm với công suất tương đương nhưng nhỏ gọn, không dây, giá thành hợp lý và người đau mỏi cổ vai gáy có thể sử dụng tại nhà. Điều này giúp tiết kiệm về mặt chi phí, thời gian và người bệnh chủ động phục hồi chức năng cơ xương khớp.
Chú Phúc (64 tuổi) thoái hóa đốt sống cổ từ 6 – 7 năm trước, cơn đau đã lan ra cổ vai gáy và ngón chân, ngón tay. Chỉ sau một tháng sử dụng B-Cure Laser, chú đã cảm thấy đỡ đau và vận động linh hoạt. |
Một số bệnh nhân của tôi cũng đã dùng thử thiết bị chiếu laser mềm tên là B-Cure Laser. Người bệnh chỉ cần chiếu vào các vùng đau, mỗi vị trí 6-8 phút, đều đặn 2-4 lần mỗi ngày. Hầu hết người bệnh rất hài lòng vì họ có thể sử dụng tại nhà, giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
Nhiều bác sĩ nổi tiếng toàn cầu và hơn 250.000 bệnh nhân đã sử dụng B-Cure Laser, đặc biệt ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Ý,… Theo tôi thấy, không chỉ người bị đau cổ vai gáy mà các bệnh nhân gặp vấn đề về cơ xương khớp đều có thể sử dụng B-Cure Laser để hạn chế lượng thuốc uống, laser mềm vừa có tác dụng giảm đau mà không mang lại tác dụng phụ cho cơ thể.
Vâng rất cảm ơn những chia sẻ quý báu của bác sĩ Khánh. Hi vọng qua buổi phỏng vấn ngày hôm nay, những người đang gặp vấn đề đau cổ vai gáy có thể hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình cũng như tìm được phương pháp giảm đau hiệu quả.
Cùng tìm hiểu thêm về máy laser mềm cầm tay B-Cure Laser lại: https://bcurelaser.com.vn/