Dây Thìa canh - đẩy lùi tiểu đường

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Với tác dụng hạ đường huyết - Dây thìa canh mang lại cơ hội mới cho những bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam.

Ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…người ta đã sử dụng dây thìa canh trên 2000 năm nay. Nó đang được sử dụng trong tất cả các thuốc cho bệnh tiểu đường với một số thành phần khác như quế và mướp đắng tự nhiên. Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về dây thìa canh, đặc biệt là những nghiên cứu hiện đại của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều chỉ ra các tác dụng của loại cây này.

Dưới đây là một số tác dụng của dây thì canh

- Chống bệnh tiểu đường, hạn chế lượng đường huyết tăng cao và giữ ổn định đường trong máu do axit gymnemic có tác dụng tăng tiết dịch insulin (chống bệnh tiểu đường) của tuỵ tạng.

- Giảm mỡ và cholesteronl trong máu

- Chữa long đờm cho người cảm cúm.

- Kích thích hệ tuần hoàn và tim hoạt động tốt.

- Trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu bằng cách dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc ngâm.

- Diệt chấy rận bằng cách nấu nước lá rồi gội đầu.

- Lá dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, tán thành bột để chống độc, chữa bệnh trĩ và các vết thương do dao, đạn. Người ta dùng đắp lên vết cắn và sắc uống trong để trị rắn độc cắn.

Đi tìm “Dây thìa canh”

Ở Việt Nam, năm 2005, sau đợt điều tra dài ngày trên nhiều tỉnh thành, các nhà khoa học của bộ môn Thực vật, Đại học Dược Hà Nội đã tìm thấy Dây thìa canh có ở một số tỉnh Miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá...

TS. Trần Văn Ơn, Bộ môn Thực vật, Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Các sách Đông y của Việt Nam viết về Dây thìa canh là một cây thuốc quý, mọc hoang ở nhiều nơi nhưng thực tế nó là cây nào thì mọi người lại không phân biệt được. Tôi đã đi dọc đất nước một năm, thu thập được 10 loại mẫu cây gần giống nhau mang về nghiên cứu, phân tích thành phần xem đâu là Dây thìa canh.”

Khi đã xác định được, các nhà Thực vật học phân tích được rằng, sống trong điều kiện môi trường ở Việt Nam nó cũng có tác dụng hạ đường huyết như Dây thìa canh có nguồn gốc ở nhiều quốc gia khác. Họ bắt đầu nghiên cứu tạo nguồn, tìm phương pháp nhân giống, cách chiết xuất và trồng thử nghiệm ở ba vùng sinh thái khác nhau (Nam Định, Thái Nguyên, Hoà Bình). Hiện nay cây đã được ba năm tuổi và có khả năng khai thác tốt. TS. Trần Văn Ơn đang nghiên cứu để tìm ra vùng nào cho hoạt chất tốt nhất và hái lá khi nào thì chất lượng cao nhất.

Thuốc cho bệnh nhân tiểu đường

Sau khi đã nghiên cứu thành công công dụng và quy trình chiết xuất, TS Trần Văn Ơn đã soạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về  sản xuất viên nang hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị, duy trì ổn định hàm lượng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, nó còn giúp giảm độc tố của thuốc Tây. Khi bệnh đã ổn định, bệnh nhân có thể dùng riêng viên nang này để duy trì mức đường huyết cho phép.

TS.Trần Văn Ơn cho biết: “Người dân có thể trồng dây thìa canh trong vườn nhà, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời và dùng theo cách sau: Phơi khô lá, sắc 4g một ngày (có thể kết hợp các loại lá khác có tính hàn) lấy nước uống thay thuốc.

Dây thìa canh sống ở các loại địa hình khác nhau (trừ núi cao), chủ yếu mọc trong các bờ bụi, hàng rào. Là loại thân gỗ, dây leo cao 6-10m, nhựa mủ màu vàng, thân có lông dài 8-12cm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục thon dài 6-7cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ rõ ở mặt dưới, khô thì nhăn. Khi nhai lá thìa canh, vị giác mất khả năng nhận biết được vị ngọt.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG