QUẢNG NGÃI:

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu

TPO - Mặc dù đã hoàn thành hơn 1 năm nay, nhưng nhà máy xử lý chất thải rắn tại huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn chưa thể hoạt động vì nhiều lý do.

Năm 2020, huyện Sơn Hà lấy một phần diện tích bãi chôn lấp rác thải thị trấn Di Lăng để xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn theo phương pháp đốt, nhằm mục đích thay thế phương pháp chôn lấp rác thải sinh hoạt vừa tốn quỹ đất, vừa tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Nhà máy có tổng mức đầu tư khoảng 10,5 tỷ đồng, do UBND huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư. Công trình sử dụng công nghệ lò đốt 2 cấp, công suất 9 tấn/ngày đêm.

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 1Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 2

Toàn cảnh nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Sơn Hà.

Theo chủ trương đầu tư được phê duyệt, thời gian hoàn thành dự án là năm 2020. Tuy nhiên, do gặp một số vướng mắc nên huyện Sơn Hà đã gia hạn thời gian hoàn thành đến hết năm 2021.

Sau khi nhà máy hoàn thành, với kỳ vọng sẽ giải quyết được nỗi lo về rác thải trên địa bàn thị trấn Di Lăng và các xã lân cận của huyện Sơn Hà.

Tuy nhiên, kể từ khi hoàn thành từ cuối năm 2021, nhà máy xử lý chất thải rắn tại huyện Sơn Hà chỉ chạy thử nghiệm được một thời gian ngắn rồi… "đắp chiếu" cho đến nay.

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 3Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 4

Do lâu ngày không hoạt động nên một số hạng mục, thiết bị của nhà máy đã bắt đầu xuống cấp, hoen rỉ.

Trong khi đó, hàng trăm tấn rác thải sinh của người dân được chở về tập kết lộ thiên, bốc mùi hôi thối nồng nặc ngay tại khu vực gần nhà máy.

“Không hiểu vì sao chỉ sau 1 thời gian ngắn đưa vào vận hành thử nghiệm, nhà máy rác Sơn Hà lại tạm dừng, đóng cửa cho đến nay, quá lãng phí. Trong khi người dân chúng tôi phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường, lượng rác tại bãi rác tập kết ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến đời sống”, một người dân bức xúc nói.

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực nhà máy không có bất kỳ công nhân nào để vận hành lò đốt số rác thải đã được đổ tại khu vực xưởng, chỉ có một người đàn ông làm công tác bảo vệ tại nhà máy. Do lâu ngày không hoạt động nên một số hạng mục, thiết bị của nhà máy đã bắt đầu xuống cấp, hoen rỉ.

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 5Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 6

Tại khu vực nhà máy không có bất kỳ công nhân vận hành nào.

Trong khi nhà máy vẫn chưa thể đưa vào hoạt động thì cách đó không xa là bãi tập kết rác lộ thiên, với hàng trăm tấn rác thải trên địa bàn hằng ngày được vận chuyển về đây chất thành đống, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây bức xúc cho người dân.

Đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Xuân Hoàng - Giám đốc BQL dự án huyện Sơn Hà cho biết, nhà máy xử lý chất thải rắn đã được nghiệm thu nhưng chưa đưa vào hoạt động vì trong quá trình chạy thử nghiệm, đã phát hiện sự cố.

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 7Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 8

Phía bên ngoài nhà máy, rác ùn ứ khắp nơi, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây bức xúc cho người dân địa phương.

Cũng theo ông Hoàng, sau khi công trình hoàn thành, UBND huyện Sơn Hà đã giao nhà máy cho Hợp tác xã Dịch vụ điện Di Lăng, tổ chức vận hành thử nghiệm thì phát hiện bể xử lý nước của hệ thống lò đốt bị hỏng, nên phải tạm dừng để xử lý, khắc phục.

Bên cạnh đó, BQL cũng đang xây dựng đơn giá vận hành chính thức, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 9Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 10

Hố thu gom nước rỉ rác chưa sử dụng nhưng đã hư hỏng.

Trong khi đó, bà Đinh Thị Trà - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, nhà máy đã hết thời gian chạy thử nghiệm… nhưng chưa đủ điều kiện để hoạt động chính thức. Hiện đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cần thiết để đưa nhà máy vào hoạt động.

Ngoài nhà máy rác này, tại huyện Sơn Hà, một công trình khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự, đó là dự án Nâng cấp hệ thống điện thôn Chàm Rao, xã Sơn Nham.

Dự án do Ban Quản lý dự án (BQLDA) Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, huyện Sơn Hà (nay đã giải thể) làm chủ đầu tư, với tổng số vốn khoảng 1,8 tỷ đồng. Dự án nhằm cấp điện cho khoảng 100 hộ dân thôn Chàm Rao, xã Sơn Nham.

Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây nhà máy xử lý rác thải rồi... đắp chiếu ảnh 11
Dù công trình điện đã hoàn thành từ cuối năm 2019, nhưng đến nay vẫn chưa thể đóng điện, gây lãng phí và bức xúc cho người dân.

Thế nhưng 3 năm kể từ khi công trình hoàn thành, với đầy đủ các hạng mục trụ, dây và trạm biến áp, nhưng vẫn chưa có điện và cũng không biết đến bao giờ mới được đóng điện, khiến người dân gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và phát triển kinh tế.

Tin liên quan