Đầu tư bất động sản: Chọn dự án hay chọn chủ đầu tư?

Đầu tư bất động sản: Chọn dự án hay chọn chủ đầu tư?
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, người mua bất động sản đang có rất nhiều sự lựa chọn. Cuộc cạnh tranh giữa các chủ đầu tư đang trở nên ngày một gay gắt hơn và do đó cách làm của họ cũng đang trở nên chuyên nghiệp hơn.

Đầu tư bất động sản: Chọn dự án hay chọn chủ đầu tư?

 > Ba kịch bản cho thị trường bất động sản đến cuối năm

> Hé mở dòng vốn để "trợ lực” cho bất động sản

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, người mua bất động sản đang có rất nhiều sự lựa chọn. Cuộc cạnh tranh giữa các chủ đầu tư đang trở nên ngày một gay gắt hơn và do đó cách làm của họ cũng đang trở nên chuyên nghiệp hơn.

Đầu tư bất động sản: Chọn dự án hay chọn chủ đầu tư? ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet

Chọn mặt gửi vàng

Thời gian vừa qua, đã có quá nhiều chuyện khôi hài xung quanh hành trình mua nhà, đất của người dân. Kịch bản thường thấy là nhà đầu tư thường đưa ra những lời thuyết minh rất hấp dẫn về dự án để thu hút người mua nhưng sau đó lại không thực hiện đúng cam kết.

Nắm bắt được điều này, hiện nay nhiều nhà đầu tư lớn có xu hướng tập trung xây dựng thương hiệu cho mình thông qua việc chuẩn hóa các tiêu chí về chất lượng cho các dự án của mình.

Mới đây, Tập đoàn VinaCapital đã công bố thương hiệu VinaLiving cho tất cả các dự án của mình trên toàn quốc. Theo giới thiệu của tập đoàn này, thương hiệu VinaLiving giống như một sự khẳng định về chất lượng của các dự án ngay từ lúc khởi đầu.

Điểm nổi bật của VinaLiving chính là việc đưa ra một thông điệp đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: chất lượng sống tiêu chuẩn cao nhất cho người mua. Từ đây, VinaCapital đưa ra cam kết rằng, đối với tất cả các dự án của tập đoàn sẽ được áp dụng theo các chuẩn mực nhất định.

Đặc biệt hơn, vẫn theo VinaCapital, ngoài việc tạo ra những bất động sản tốt và tiện nghi nhất, họ còn hướng tới việc tạo ra những tài sản có giá trị lớn dần.

“Chúng tôi hiểu rằng những nhu cầu của mọi người chứa đựng những mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn. Chúng tôi đáp ứng những nhu cầu đó bằng cách tạo ra những dự án bất động sản giá trị vững bền và tăng lên theo thời gian”, ông Don Lam, Tổng giám đốc của VinaCapital cho biết.

Không như những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác, VinaCapital giờ đây đang khẳng định mình như một trong những nhà phát triển hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Danh mục dự án bất động sản của VinaCapital đã lên tới con số gần 50 dự án, trải rộng từ Nam ra Bắc và nhiều dự án trong đó đã và đang được triển khai trên thực tế.

Thậm chí, ngoài việc đầu tư trực tiếp vào các dự án thông qua công ty VinaProject, tập đoàn này cũng đã thành lập Công ty Bất động sản VinaCapital (VCRE) cung cấp dịch vụ tư vấn, phát triển và quản lý đầu tư bất động sản của các quỹ trực thuộc VinaCapital.

Cho đến nay, VCRE đã đầu tư trên 1 tỷ USD vào bất động sản, trong đó chủ yếu là những khoản đầu tư thông qua VinaLand Limited, quỹ bất động sản của VinaCapital.

Đáng chú ý là, một loạt hoạt động đã được VinaCapital tiến hành để đưa VinaLiving thâm nhập thị trường. Sau thành công của Triển lãm bất động sản VinaLiving được tổ chức tại Danang Beach Resort vào đầu tháng 5/2011, VinaCapital đã tiến hành giới thiệu và tư vấn dự án Norman Estates và dự án The Cham, đồng thời đang chuẩn bị cho việc ra mắt làng nhà mẫu khu đô thị Mỹ Gia tại Khu đô thị Mỹ Gia, Nha Trang cũng như công bố dự án VinaSquare tại Tp.HCM cuối năm nay. Tất cả các dự án này giờ đây đều có chung thương hiệu VinaLiving.

Chuyên nghiệp để tồn tại

Trước VinaCapital, một nhà đầu tư khác là tập đoàn Vincom cũng đã có bước đi đầy chuyên nghiệp nhằm mục tiêu trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản dẫn đầu. Hồi tháng 3/2011, Vincom đã cho công bố chiến lược phát triển chuỗi trung tâm thương mại mang tên Vincom với 2 tên gọi thống nhất Vincom Center và Vincom Mega Mall tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam.

Chiến lược của Vincom là sẽ phát triển Vincom Center như là thương hiệu dành cho tất cả các trung tâm thương mại của Vincom có diện tích dưới 100.000 m2, là những trung tâm mua sắm có đẳng cấp quốc tế, cao cấp và sang trọng, có vị trí đắc địa tại các đô thị.

Trong khi đó, Vincom Mega Mall sẽ được đặt cho các trung tâm thương mại của Vincom có diện tích trên 100.000 m2 và đây sẽ là những không gian mua sắm, giải trí hoàn hảo dành cho khách hàng.

Mục tiêu của kế hoạch này, theo ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vincom, chính là việc chuyên nghiệp hóa hành trình phát triển thông qua việc xây dựng một thương hiệu uy tín và đẳng cấp về phát triển bất động sản cao cấp nói chung và trung tâm thương mại nói riêng.

Theo đánh giá của các chuyên gia về thương hiệu, việc phát triển các thương hiệu để qua đó khẳng định chất lượng dự án cũng như sản phẩm của mình sẽ là xu hướng phổ biến tại Việt Nam trong thời gian tới, đơn giản là vì điều này đã được các nhà phát triển bất động sản lớn trên thế giới thực hiện từ lâu.

Những thương hiệu lớn trong làng bất động sản thế giới hiện đã có mặt ở Việt Nam như Hilton hay Accor trong lĩnh vực khách sạn, Savills trong lĩnh vực tư vấn và tiếp thị bất động sản… là những ví dụ điển hình cho điều này.

Trong bối cảnh đó, việc đầu tư cho thương hiệu VinaLiving của VinaCapital hay các thương hiệu của Vincom đã cho thấy sự chuyên nghiệp của các nhà đầu tư này cũng như việc nắm bắt được xu hướng chung của thị trường, những điều kiện giúp họ đảm bảo được thành công trong dài hạn.

Theo Hoài Ngân
vneconomy

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội quyết định cắt điện, nước để xử lý hơn 10.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng
Hà Nội quyết định cắt điện, nước để xử lý hơn 10.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng
TPO - Tại kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo thống kê, từ năm 2014 đến tháng 6/2024 trên địa bàn thành phố đã phát hiện 10.494 công trình vi phạm trật tự xây dựng.