Dấu chân tình nguyện

Dấu chân tình nguyện
Hành quân lên Bản Đá Đen

Dấu chân tình nguyện

Hành quân lên Bản Đá Đen

Dấu chân tình nguyện ảnh 1
 

18h ngày 12-7, Đội TNTN số 3 chúng tôi đã có mặt ở bản Đá Đen - địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong chiến dịch TNTN hè 2011 của Đội chúng tôi.

Cuộc hành trình đi bộ dưới ánh nắng hè chói chang kéo dài hơn 4 giờ, vượt qua hơn 10km đường núi hiểm trở từ trung tâm xã đến bản Đá Đen như để thử thách ý chí của tất cả thành viên trong Đội chúng tôi. Đã có lúc, tưởng chừng không thể vượt qua được thử thách này khi phải leo dốc có độ dốc trên 10% và dài cả cây số; hay những đoạn đường gập ghềnh chỉ đủ một người đi, một bên là vách đá cheo leo cao cả trăm mét, một bên là vực sâu hun hút. Nhưng có lẽ với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và hơn hết là mong muốn được đến với bà con bản Đá Đen để giúp đỡ, xẻ chia, được trải nghiệm chính là động lực thôi thúc cả Đội vượt qua được thử thách.

21h 30: Sau khi làm việc với Trưởng bản và Chi đoàn thôn về công việc sẽ tiến hành trong 5 ngày ở bản, cả Đội đi nghỉ sớm hơn thường lệ. Mặc dù cả Đội phải ngủ trên 1 chiếc phản cập kênh, lồi lõm được tạo nên từ những tấm gỗ đủ loại nhưng vì đã quá mệt sau một chặng đường dài nên chỉ sau ít phút những đội viên của tôi đã chìm vào giấc ngủ.

Những ngày ở Bản Đá Đen:

Sau cuộc hành trình đầy khó khăn vất vả, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Bản Đá Đen, đó là một bản còn rất nghèo, khó khăn và lạc hậu. Dân bản ở đây chưa được dùng điện lưới quốc gia, một số gia đình có kinh tế khá thì sắm được máy phát điện nhỏ, còn lại rất nhiều hộ dân trong số 90 hộ dân trong bản tối đến chỉ biết đến ánh sáng của bếp lửa. Người dân ở đây cũng chưa hề được biết đến nước sạch, tất cả các hộ đều dùng nước từ các khe suối nhỏ trên núi nên chất lượng vệ sinh là không đảm bảo.

Thêm vào đó là tập quán ăn, ở, sinh hoạt lạc hậu, nhất là quan niệm về vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế nên môi trường sống của bà con rất mất vệ sinh. Điều đó phần nào giải thích tại sao tỷ lệ trẻ em bị mắc các bệnh về mắt và bệnh ngoài da ở đây rất cao. Với mong muốn vận động bà con thực hiện ăn sạch - uống sạch - ở sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, toàn đội đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động kết hợp làm mẫu để bà con, nhất là thanh niên trong bản biết cách làm và làm theo.

Trong 4 ngày ở đây, Đội đã đến tuyên truyền, phát gần 200 tờ rơi các loại tới 10 hộ gia đình; cùng với Đoàn thanh niên bản tổ chức dọn vệ sinh cho 4 hộ, đào 5 hố rác, làm được 4 nhà tiêu hợp vệ sinh. Buổi đầu tiên phải "chiến đấu" với những đám chất thải đã lưu trữ nhiều năm trời, mấy nữ đội viên chút nữa đã cho ra “sản phẩm và phần thưởng xứng đáng dành cho những nỗ lực của Đội chính là việc nhiều hộ dân và thanh niên bản đã thấy được ý nghĩa của việc thực hiện ăn sạch - uống sạch - ở sạch và vui vẻ làm theo. Chúng tôi mong rằng sau khi Đội rút đi sẽ có nhiều hố rác, nhiều nhà tiêu được chính những người dân ở bản làm.

Một điều mà Đội chúng tôi rất ấn tượng trong những ngày ở bản Đá Đen là lòng nhiệt tình, sự chân thành của người dân, nhất là thanh niên trong bản. Trong những ngày ở đây chúng tôi đã tham gia cùng nhân dân và thanh niên trong bản mở mới được hơn 2km đường từ đầu bản xuống điểm trường.

Công trường những buổi lao động ấy luôn đông và vui nhộn. Bên cạnh những đội viên tình nguyện, những đoàn viên thanh niên trong bản với sắc áo xanh tình nguyện là những chàng trai, cô gái, có cả những cô, chú cao tuổi và các em nhỏ với những váy, áo sặc sỡ của người Mông cùng hòa vào làm việc, dù ngày nắng hay mưa, dù gần trưa hay cuối chiều thì trên công trường vẫn vang lên những bài ca, tiếng hát của thanh niên, những câu chuyện râm ran và nhất là những tiếng cười giòn tan của những người phụ nữ Mông.

Có lễ nhờ không khí đông vui ấy mà công trường lúc nào cũng thu hút được cả trăm người dân. Và cũng nhờ đó mà tiến độ được đẩy nhanh, những khối đá to như cái bàn hay gian nhà – đặc trưng của bản Đá Đen này dần được đập tan hay dẹp bỏ, nhường chỗ cho những đoạn đường phẳng phiu.

Dấu chân tình nguyện ảnh 2
 

Dấu ấn sâu đậm nhất của chúng tôi là Tối ngày 16/7, buổi tối cuối cùng ở Bản Đá Đen, chúng tôi tổ chức buổi giao lưu, tuyên truyền, mặc dù đêm hôm đó gió rất lớn và trời khá lạnh, không hội trường, không bàn ghế nhưng hơn 30 thanh niên trong bản vẫn đến dự.

ngồi giữa trời đêm gió lộng trên đỉnh Đá Đen và chăm chú nghe các bạn TNTN tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiến thức về phòng, chống cháy rừng; về phòng, chống mua bán người; phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và KHHGĐ...

Cuối buổi là phần giao lưu văn nghệ rất đặc sắc: các bạn thanh niên bản rất ngạc nhiên và thích thú khi được nghe đội viên Hồ Diệu Linh hát ca khúc Người Mèo ơn Đảng bằng cả tiếng phổ thông và tiếng Mông; Rồi tất cả lại được ngất ngây trong điệu múa khèn do 2 chàng trai Mông biểu diễn và cùng hòa nhịp trong các bài hát truyền thống.

Dù đã khuya nhưng các bạn thanh niên vẫn tha thiết yêu cầu Đội TNTN dạy hát cho họ. Vậy là chúng tôi lại cùng các bạn thanh niên say xưa học hát bài Đoàn ca, Quốc ca. Dù cho các bạn chưa thuộc, hát tiếng phổ thông chưa sõi nhưng nhìn vào ánh mắt của họ, chúng tôi biết họ đang dành cho Tổ quốc, cho Đoàn TN một tình yêu rất chân thành, trong sáng.

Nhìn vào những ánh mắt ấy, chúng tôi - những người tuyên truyền viên TNTN thấy thật xúc động và xen lẫn đôi chút tự hào, càng thêm yêu những ngày tình nguyện đầy ý nghĩa này.

Cảm xúc lúc chia tay

Thế là những ngày tình nguyện ở Bản Đá Đen đã hết, chúng tôi lại tiếp tục lên đường đến Bản Mú Cái Hồ. Chia tay những người dân chất phác, những bạn trẻ chân thành, trong sáng, nhiệt tình và rất yêu Đoàn, chúng tôi lại lên đường đến tình nguyện tại một bản khác. Hình ảnh những cụ già tỉ mẩn dùng búa, đục để phá những tảng đá to, hình ảnh những thanh niên bản cùng TNTN vần những tảng đã mở đường luôn in đậm trong trái tin tôi; sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm ngọt ngào của những ngày ở bản Đá Đen. Hẹn ngày trở lại!

Theo Tiến Đạt
Tỉnh Đoàn Yên Bái

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.