Dấu ấn dân chủ

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời phỏng vấn báo chí tại Quốc hội Ảnh: Hồng Vĩnh
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời phỏng vấn báo chí tại Quốc hội Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Hôm qua, thảo luận ở tổ về Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội (QH), các cơ quan của QH nhiệm kỳ khóa XII, các đại biểu (ĐB) đều cho rằng, QH hoạt động ngày càng dân chủ, hiệu quả, có chất lượng hơn. Tuy nhiên, cũng vẫn còn không ít những tâm tư.

>> Dự thảo Luật Thủ đô: Băn khoăn về 'công dân loại hai'

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời phỏng vấn báo chí tại Quốc hội Ảnh: Hồng Vĩnh
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời phỏng vấn
báo chí tại Quốc hội. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bộ máy giúp việc quá mỏng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long (ĐB Đăk Lăk) cho rằng, chúng ta đã tự đưa ra những cơ chế bó buộc mình. Như việc lấy phiếu tín nhiệm.

Đây là hình thức xem tín nhiệm thế nào để rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Vậy mà, “cả nhiệm kỳ 4 năm vừa qua với bao nhiêu kỳ họp, QH không lấy phiếu tín nhiệm một cá nhân nào và cũng chưa bao giờ đưa ra được những phán quyết mạnh mẽ như buộc chấm dứt, tạm đình chỉ vấn đề gì”, dẫn đến, hiệu quả, hiệu lực của QH giảm.

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng): Hiệu quả giảm sát của QH còn hạn chế. Như việc giám sát các tập đoàn, tổng công ty, chưa phát hiện để chấn chỉnh kịp thời. Công tác hậu giám sát làm chưa đến nơi, đến chốn. Nếu giám sát không hiệu quả thì sẽ rất khó trả lời với cử tri.  

Ngoài ra, bộ máy, nhân lực hạn chế nên nhiều khi “QH bó tay mình”. Ông Long bày tỏ, có những Ủy ban của QH, phạm vi hoạt động 8- 9 bộ, mà bộ ít thì 800 người, nhiều 5.000 người. Nhưng Ủy ban chỉ có vài chục người, không bằng 1 vụ thuộc bộ. Như vậy thì làm thế nào mà Ủy ban giám sát hết được.

Ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền (ĐB Hà Nội) đồng tình và cho biết thực tế, cả Ủy ban này có 28 người, không bằng số lượng 1 vụ của Bộ Tư Pháp, trong khi Ủy ban phải giám sát Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án. Ngoài ra, một năm Ủy ban còn nhận được trung bình 10.000 đơn thư. Ông Quyền nhận định: “Bộ máy giúp việc mỏng thế thì sao làm hết”.

Ngoài ra, ông Quyền nhận xét, phương thức hoạt động của QH vẫn có dáng dấp của hành chính, vẫn cấp trên cấp dưới, trong khi luật quy định các ĐBQH có quyền và nghĩa vụ, địa vị pháp lý như nhau. Do vậy, một trong những điều cần đổi mới là phải lấy ĐBQH làm trung tâm, ĐB phải có bộ máy giúp việc. “Không phải cứ là ĐBQH thì cái gì cũng biết, do vậy phải có bộ máy tham mưu để nhấn nút cho chính xác”- Ông Quyền kiến nghị.

ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) cho rằng nên trao quyền cho ĐBQH ở một vị thế nhất định. Ba ĐB nên có một thư ký giúp việc, am hiểu pháp luật.

Băn khoăn giám sát

ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) nêu, cùng với lập pháp, công tác giám sát của QH đã đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Giám sát đã đổi mới, tuy nhiên, cử tri cho rằng, vẫn có những câu hỏi chất vấn chưa đại diện được cho nguyện vọng của cử tri. Câu trả lời chất vấn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), dấu ấn của khóa XII chính là quyết định mở rộng Thủ đô, bàn thảo kỹ về dự án đường sắt cao tốc. Chính kiến của QH đã được cử tri rất quan tâm. Sau khi không phê chuẩn đường sắt cao tốc, cơ quan lập pháp và hành pháp đều thống nhất dừng lại.

Tuy nhiên, ông Đào cho rằng, thời gian giám sát, nhất là giám sát tối cao còn hạn chế. Để tăng cường vai trò của ĐBQH đối với cơ quan hành pháp, thì phải trao quyền cho các Ủy ban giám sát Bộ trưởng. Chứ như hiện nay, quyền lực của QH đối với cơ quan hành pháp chưa đạt. “Chị Loan (ĐB Phạm Thị Loan, Hà Nội- PV) về địa phương còn bị lãnh đạo xã khóa cửa, không cho ra”- Ông Đào ví dụ.

"Đánh giá lại nhiệm kỳ 4 năm qua của QH, thì tích cực nhiều hơn hạn chế. QH đã thể hiện vai trò của mình tốt hơn, như một chuyên gia nước ngoài từng trao đổi với tôi: “Quốc hội đã đỡ gật hơn”. Tôi coi, đấy là một lời khen." - ĐB Nguyễn Ngọc Đào

ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) nhận định, có những vấn đề QH đưa ra, quyết rồi như chỉ tiêu kinh tế- xã hội, lạm phát, nhưng tính quyết liệt để những vấn đề này được thực hiện đến nơi, đến chốn chưa cao.

Theo ĐB Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội), nhiệm kỳ vừa qua có những vấn đề lớn do Chính phủ trình không được thông qua đã thể hiện chính kiến và thẩm quyền của QH trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước.

“Nhưng cũng cần xem lại quyết định của chính QH, như việc sáp nhập các Bộ mà đầu nhiệm kỳ QH đã quyết định. Cần có đánh giá lại hiệu quả của quyết định này. Những quyết định chưa hiệu quả thì cần có đánh giá lại”- Bà Thanh nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.