Đánh giá cấp độ dịch ở Hà Nội: Đến lúc thay đổi?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện nhiều cơ quan ở Hà Nội cho rằng, hiện nay, việc đánh giá cấp độ dịch COVID-19 gây ra nhiều sức ép cho cả chính quyền cơ sở và hàng quán kinh doanh, người dân.
Đánh giá cấp độ dịch ở Hà Nội: Đến lúc thay đổi? ảnh 1

Hàng quán ở Hà Nội đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Trọng Tài

Thứ 6 hằng tuần, Hà Nội công bố cấp độ dịch COVID-19 chi tiết đến từng phường, xã theo tiêu chí quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế. Theo đó, nếu địa bàn nào được đánh giá ở cấp độ 3, đồng nghĩa ngay sau thời điểm đó, nhiều hoạt động trên địa bàn phải điều chỉnh tương ứng, cụ thể như các cửa hàng ăn, uống phải chuyển trạng thái sang bán mang về, hạn chế các sự kiện tập trung đông người…

Có hiện tượng người dân tranh thủ chạy từ địa bàn cấp độ 3 sang địa bàn cấp độ 2 ăn sáng, uống cà phê tại chỗ… Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, một số hàng quán ở địa bàn cấp độ 3 tranh thủ thời gian trước 8h sáng, khi lực lượng chức năng chưa đi kiểm tra, để tranh thủ bán hàng tại chỗ…

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện UBND một phường ở quận Hoàng Mai cho biết, các lực lượng của phường đang căng sức trên nhiều mặt trận. Vừa phải lo công tác điều trị cho các trường hợp F0, vừa phải đảm bảo các nhiệm vụ thường xuyên, trong khi vẫn phải tổ chức lực lượng tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử lý việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng cấp độ 3 trên địa bàn. “Anh em làm không hết việc”, vị này nói.

Theo vị này, do cập nhật cấp độ dịch mỗi tuần một lần, các phương án cũng phải thay đổi liên tục, nếu được xác định ở cấp độ 2, hàng quán được mở bán tại chỗ, còn nếu ở cấp độ 3, phải chuyển trạng thái sang chỉ bán mang về. “Người dân, hộ kinh doanh cũng chấp hành thôi.

Nhiệm vụ phòng, chống dịch luôn được đặt lên cao nhất, tuy nhiên, người dân, hộ kinh doanh cũng mệt mỏi, mà lực lượng chức năng cũng phải căng sức trong thời gian quá dài rồi”, vị này nói. Theo vị này, số lượng bệnh nhân ngày một tăng, nhưng hầu hết là triệu chứng nhẹ. Nếu có chỉ đạo mới, tiêu chí đánh giá cấp độ dịch theo hướng thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp, sẽ giảm áp lực cho lực lượng chức năng ở cơ sở.

Lãnh đạo một quận trung tâm thành phố cho biết, quận đang tập trung nhiều giải pháp để giảm số ca mắc ngoài cộng đồng, với quyết tâm đưa quận trở về vùng 2.

“Chúng tôi làm rất nghiêm, nhưng cũng phải hiểu và thông cảm với người dân, doanh nghiệp, các hộ buôn bán. Cả năm họ vất vả vì dịch rồi. Cuối năm hàng hoá về nhiều, không buôn bán được dịp này thì càng khó khăn hơn”, vị này nói. Theo vị này, các quận, huyện, đơn vị thuộc thành phố đang chờ chỉ đạo mới nhất liên quan các tiêu chí cụ thể đánh giá cấp độ dịch.

“Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng, bởi hiện nay số ca mắc ở thành phố đang rất cao. Mấy ngày nay, người tử vong vì COVID-19 trên địa bàn thành phố đều trên chục ca. Đặc biệt, nhiều nước trên thế giới lại vẫn đang trở lại các biện pháp tái phong toả, áp đặt nhiều lệnh cấm. Chúng ta không nên chủ quan”, vị này nhận định. Theo vị này, nhiều trẻ em và người cao tuổi ở Hà Nội chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, lại đang ở mùa đông lạnh, nên cần thận trọng, đánh giá đúng tình hình để đưa ra các giải pháp phù hợp.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.