Đàn ông và phụ nữ - Ai ghen tuông hơn?

Đàn ông và phụ nữ - Ai ghen tuông hơn?
TP - Otello là thí dụ điển hình cho thấy, ghen tuông và ghen tỵ gần gũi với nhau thế nào. Dưới đây là cuộc trò chuyện thú vị với chuyên gia Tâm lý trị liệu nổi tiếng Ba Lan, GS. BS Maciej Musial.

> Ham muốn tình dục giảm vì áp lực tài chính và con cái

Đàn ông và phụ nữ - Ai ghen tuông hơn? ảnh 1

+ Chúng ta sinh ra cùng với lòng ghen tỵ?

- Đúng vậy.

+ Còn với ghen tuông?

- Về ý nghĩa nhất định cũng thế. Một trong nhiều trường phái phân tâm học hiện đại khẳng định, trẻ sơ sinh chào đời cùng với kiến thức vô thức nhất định về chủ đề thực tế. Thí dụ, đứa trẻ sinh ra đã “biết” rằng, thế giới có mẹ - nhân vật cung cấp thức ăn tuyệt vời cho nó. Trong quá trình phát triển của con người, đầu tiên đóng vai trò chi phối chính là mối quan hệ của đứa trẻ với người mẹ. Cùng với thời gian hai cá thể tạo thành sự thống nhất. Và chính trong mối quan hệ này khơi dậy lòng ghen tỵ.

Người ta cũng giả định rằng, đứa trẻ sinh ra cùng với sự tưởng tượng vô thức rằng, bản thân nó xuất hiện từ sự kết hợp giữa hai vật “lồi và lõm”, tức hai thành phần “khác dấu” – bố và mẹ. Phân tâm học mô tả hiện tượng gọi là mặc cảm Edyp. Ngay trong mối quan hệ hình tam giác này (bố-mẹ-con), đứa trẻ trải nghiệm sự ghen tỵ. Phân tâm học coi ghen tỵ là tình cảm bẩm sinh, còn ghen tuông xuất hiện dựa vào nền tảng ghen tỵ.

Đàn ông và phụ nữ - Ai ghen tuông hơn? ảnh 2

+ Như vậy, theo giáo sư chúng ta xuất phát với cùng mức độ ghen tỵ?

- Bước ra thế giới, trẻ nhỏ khác nhau ở chi tiết: chúng không phải là những tờ giấy trắng y hệt, để sau này môi trường sống và sự giáo dưỡng để lại dấu ấn. Chúng ta sinh ra với cấp độ sợ hãi, hung hãn và ghen tỵ nhất định. Những đứa trẻ có cấp độ ghen tỵ hoặc ghen tuông bẩm sinh cao sẽ gặp không ít khó khăn trong phát triển.

+ Tại sao?

- Bởi nếu đứa trẻ ghen tỵ tấn công mẹ mình, làm hại mẹ, sẽ không thể nhận được từ mẹ những gì tốt đẹp nhất. Lòng ghen tỵ hủy diệt những gì cần thiết cho sự phát triển. Nó giống như cá thể tự chặt cành cây, mà bản thân đang ngồi.

+ Theo giáo sư, ghen tuông khác ghen tỵ ở điểm gì?

- Thực tế không ít người vẫn nhầm lẫn hai dạng tình cảm này. Nhiều người không phân biệt được chúng, coi chúng như đồng nghĩa. Sự khác biệt nằm ở chỗ: ghen tuông dựa trên nền tảng những cảm xúc tình yêu. Người ghen tuông về nhân vật yêu dấu bao giờ cũng gán cho nhân vật những giá trị và phẩm chất tốt đẹp và lúc nào cũng mang tâm trạng “như ngồi trên đống kiến lửa” vì lo sợ bị tình địch nào đó chiếm đoạt.

Dễ dàng nhận thấy, với ghen tuông chúng ta có hệ tam giác. Tam giác nguyên thủy tạo nên giữa mẹ, bố và con chính là mẹ đẻ của trải nghiệm ghen tuông vào tuổi trưởng thành. Trải nghiệm tình yêu mãnh liệt, tình dục và trải nghiệm cạnh tranh tạo nên chủ đề cơ bản của ghen tuông.

Đàn ông và phụ nữ - Ai ghen tuông hơn? ảnh 3

+ Như vậy, thực chất ghen tỵ là gì?

- Ghen tỵ là cảm xúc xuất hiện trong mối quan hệ chỉ có hai người: nhân vật có cảm giác thèm muốn, và mục tiêu yêu dấu. Ghen tỵ bùng nổ, khi chúng ta cảm thấy sự phụ thuộc của bản thân vào ai đó. Nói cách khác, ghen tuông lo sợ đánh mất cái bản thân đang sử hữu; còn ghen tỵ là trạng thái đau khổ, khi thấy người ngoài sở hữu những gì bản thân khao khát.

+ Giáo sư có thể cho thí dụ?

- Vì ghen tuông, nhân vật Otello của Shearpear đã tiêu diệt đối tượng bản thân hết lòng yêu – Desdemona. Tôi cũng bổ sung, trong những tình huống tâm lý như thế, tính tham làm và thèm khát – những khao khát chiếm đoạt những gì bản thân cho là tinh túy cũng đóng vai trò quan trọng. Lòng tham được thúc đẩy bằng động lực sợ hãi đã thỏi bùng ngọn lửa ghen tỵ.

+ Như vậy, có thể hiểu, ghen tỵ tai hại hơn ghen tuông?

- Chắc chắn là một trong những tình cảm tiêu cực nhất. Với ghen tuông và ghen tỵ, điểm xuất phát đều giống nhau. Vấn đề là phát hiện, ai đó sở hữu những gì chúng ta coi là có giá. Những phức tạp xuất hiện giây lát sau đó.

+ Có gì xấu, khi chúng ta đánh giá, ai đó sở hữu cái gì tốt đẹp? Xem chừng điểm xuất phát không có gì đáng chê trách.

- Lòng ghen tỵ khơi dậy trong chúng ta ham muốn sở hữu tất cả những gì bản thân mong muốn, để không còn cảm giác lệ thuộc. Lại có thể so sánh với tình huống đứa trẻ hoan hỉ - khi vừa được bú no bụng. Sau vài tiếng, nó lại buộc phải van xin mẹ - khi đói bụng. Sẽ tốt hơn, khi nó có tất cả những gì mẹ sở hữu. Cảm giác phụ thuộc đó làm cho đứa trẻ thất vọng. Bởi lẽ không có khả năng đạt được tất cả những gì theo ý muốn, sẽ xuất hiện ý đồ “đạp đổ”.

Hãy lấy thí dụ Sallieri – nhà soạn nhạc tài hoa, nhân vật đã tình cơ quen biết thiên tài Mozart – và khao khát trở thành tuyệt vời như thiên tài. Đồng thời Sallieri cũng cảm thấy, bản thân không thể phấn đấu như thần tượng. Điều đó đã gieo vào Sallieri lòng ghen tỵ cháy bỏng suốt đời hành hạ ông. Trong vở kịch “Mozart và Sallieri” của Puskin đã được chuyển thể thành phim, đạo diễn đã gán Salieri tội sát hại Mozart. Vả lại thi hào Puskin đã tự hóa thân thành Mozart và đặt lòng ghen tỵ kẻ thù của mình vào hình tượng Salieri. Vở kịch và bộ phim đã lột tả tấn thảm kịch Salieri, nhân vật có khả năng phát hiện thiên tài, mà bản thân căm thù. Salieri oán trách Thượng đế đã hào phóng ban cho Mozart món quà vô giá và ban cho ông năng lực nhận biết tài năng của Mozart. Chúng ta chứng kiến tấn thảm kịch của lòng ghen tỵ, trong đó năng lực thừa nhận đức tính tốt của người thứ hai không được chấp nhận như một phần giá trị của chính bản thân.

+ Ghen tuông hoặc ghen tỵ thường được coi như nguyên nhân không ít hành vi phạm pháp nghiêm trọng. Xin kể hai trường hợp tróng bản tin hình sự: nữ giáo viên sát hại học trò vì cơn ghen về ông bố, mà bản thân cặp bồ. Ghen tỵ vì sự giàu có của hàng xóm, anh láng giềng đã thuê người đặt bom vào xe đối thủ. Thay vì “kẻ thù” bom nổ đã sát hại cô con gái của chính kẻ chủ mưu. Nơi nào kết thúc ghen tuông và bắt đầu lòng ghen tỵ hủy diệt?

- Thực tế sức mạnh ghen tỵ thật phi thường, bởi tình cảm đó có gốc rễ trong ham muốn cái chết.

Trong trường hợp thứ nhất người phụ nữ đã sát hại học trò gần như bởi bà ta không thể chấp nhận người đàn ông, mà bản thân theo đuối từng có mối tình khác và đã sinh ra đứa trẻ. Lòng ghen tỵ nhằm vào cặp tình nhân kia và việc sát hại đứa trẻ đối với bà ta là sự triệt phá kết quả của mối quan hệ nọ. Nếu như ghen tuông vượt trội – có thể bà ta đã phấn đấu để có mối quan hệ tốt nhất với bố đứa trẻ và cũng có con. Vậy nên lòng ghen tỵ không thể chịu đựng đã xô đẩy cô giáo đến hành động phạm pháp.

Trường hợp thứ hai thành phần bi kịch bổ sung là sự ngẫu nhiên – con gái chủ mưu thiện mạng, cho dù nạn nhân lẽ ra phải là đối thủ. Ở đây lòng tham đã thúc đẩy lòng ghen tỵ. Hàng xóm muốn có tài sản tương đương hoặc lớn hơn đối thủ, song vì không thể đạt được điều đó, sát hại đối thủ là giải pháp con người ghen tỵ đã chọn.

+ Theo giáo sư, liệu ghen tuông chỉ dẫn đến hậu quả tiêu cực? Tuy nhiên, có lẽ không xấu, nếu vì ghen tuông, mà làm việc gì đó để cải thiện cuộc sống gia đình?

- Điều đó còn tùy thuộc, chúng ta chọn con đường nào. Nên nhớ, vấn đề của ghen tuông là tình yêu, là nhân vật hoặc giá trị bị ai đó đe dọa. Trong tình hình như vậy ó người nỗ lực cải thiện mối quan hệ, thí dụ trong hôn nhân; người khác đầu tư thời gian vào đón đánh tình địch.

Anh chồng ghen vì cô vợ và mối quan hệ với người đàn ông khác có thể tập trung sức lực nhằm loại bỏ đối thủ. Và sẽ tạo nên ám ảnh – trong đầu người đàn ông này đối thủ cạnh tranh giành vị trí trung tâm. Suốt ngày tìm cách thăm dò, “hắn làm nghề gì, nhà ở đâu và sống với ai, hình thức thế nào…” và nghĩ cách loại bỏ đối thủ. Cô vợ trở nên không quan trọng. Trong trường hợp này ghen tuông biến thành ghen tỵ.

Tuy nhiên ghen tuông cũng có thể xô đẩy chúng ta làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn, để đạt được giá trị ao ước. Nếu không quá tham lam, từng bước một, chúng ta có thể đạt được mục đích. Và giành được kết quả tích cực.

+ Ai ghen tuông và ghen tỵ nhiều hơn – đàn ông hay đàn bà?

- Cá tính, chứ không phải giới tính đóng vai trò quyết định trong lĩnh vực này.

Theo Thu Vinh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG