‘Đại bàng’ công nghệ thế giới mang gì tới thủ phủ đổi mới sáng tạo Việt Nam?
TPO - Từ 28/10 - 1/11, các "đại bàng" công nghệ trong và ngoài nước, cùng những doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu cùng quy tụ tại triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023). Người tham dự được chiêu đãi bởi bữa tiệc công nghệ, thiết bị hiện đại, trình diễn thực tế ảo, trải nghiệm mãn nhãn.
Trải nghiệm tại VIIE 2023 (Video: Trọng Tài).
VIIE 2023 tổ chức tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia vừa khánh tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Triển lãm tạo ra sự tương tác, kết nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng, khơi nguồn cảm hứng, khám phá năng lực đổi mới sáng tạo, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác tiềm năng.
Đến với VIIE 2023, khách tham dự trực tiếp được chiêm ngưỡng bức tranh công nghệ tương lai đến từ 200 gian hàng của các doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo hàng đầu trong và ngoài nước, như Viettel, VNPT, Sovico, Masan, Becamex, VinFast, CT Group, Mobifone; các doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới như SK, Samsung, SpaceX, Google, Meta, Intel, Signify, John Cokerill, và các doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu…
Các gian hàng giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, giải pháp công nghệ tiên tiến xoay quanh 8 lĩnh vực trọng tâm của NIC, bao gồm: Nhà máy thông minh, đô thị thông minh, nội dung số, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, công nghệ môi trường, công nghệ hydrogen và công nghệ y tế, cho tới những khu trải nghiệm công nghệ hiện đại đa giác quan, nơi các sản phẩm và ứng dụng công nghệ được trình diễn sống động: Không gian xanh Eco Valley, đường hầm ánh sáng và thành phố đổi mới sáng tạo.
Intel giới thiệu tới người tham dự triển lãm các sản phẩm mới mang lại hiệu suất vượt trội cho trung tâm dữ liệu, tiết kiệm năng lượng, bảo mật, hỗ trợ tính năng AI mới.
Viettel công bố nghiên cứu thành công chip 5G và trợ lý ảo AI. Chip 5G DFE có thể tính toán 1.000 tỷ phép tính trên giây là tiền đề để Viettel sản xuất các loại chip phục vụ nhiều lĩnh vực trong đó có ngành bán dẫn.
Gian trưng bày của Tập đoàn SK (Hàn Quốc) gây ấn tượng với không gian xanh, tái hiện khu rừng của dự án trồng rừng ngập mặn do SK Innovation khởi xướng. Hiện dự án đã phục hồi 860.000 cây đước và 226 ha rừng.
SK mang drone (máy bay không người lái) tới triển lãm.
Người tham dự thích thú với trải nghiệm thực tế ảo (VR) trên máy bay nhỏ UAM. SK kỳ vọng, đây sẽ là phương tiện hữu hiệu vận chuyển để con người và hàng hoá, ở những khu dân cư mật độ đông đúc. Qua kính VR, khách hàng tận thấy quá trình bay. Đây cũng là sản phẩm chủ lực, phương tiện giao thông quan trọng được SK giới thiệu tại Hội chợ triển lãm thế giới 2030 - World Expo 2030 tại Busan (Hàn Quốc). Cũng tại sự kiện, SK còn giới quá trình chuyển hoá khí hydro sang điện năng, được thực hiện chỉ trong một chiếc máy.
Cùng với các “đại bàng” công nghệ toàn cầu, triển lãm có sự góp mặt của những doanh nghiệp công nghệ, khởi nghiệp tiêu biểu trong nước; như giải pháp giải quyết vấn đề nguồn lực kế toán chất lượng cao cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh (MISA ASP); akaBot - giải pháp tự động hóa quy trình với trợ lý robot ảo (RPA) từ FPT…
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.