Cựu chủ tịch Sacombank không còn là 'đại gia'

Cựu chủ tịch Sacombank không còn là 'đại gia'
Sau khi bị xiết nợ cổ phiếu STB trị giá 520 tỷ đồng, tài sản của ông Đặng Văn Thành giảm mạnh khiến ông không còn được xếp hạng đại gia trên sàn chứng khoán nữa.

Cựu chủ tịch Sacombank không còn là 'đại gia'

> Sacombank bán 25 triệu cổ phiếu cấn trừ nợ của ông Đặng Văn Thành
> Ông Đặng Văn Thành nói về vụ 'siết nợ' của Sacombank

Sau khi bị xiết nợ cổ phiếu STB trị giá 520 tỷ đồng, tài sản của ông Đặng Văn Thành giảm mạnh khiến ông không còn được xếp hạng đại gia trên sàn chứng khoán nữa.

Ông Thành không còn nằm trong Top 20 những người giàu nhất sàn chứng khoán
Ông Thành không còn nằm trong Top 20 những người giàu nhất sàn chứng khoán .

Mất vị thế đại gia

Ngày 17/5, Ngân hàng Sacombank đã có công văn gửi tới Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn là ông Đặng Văn Thành, nguyên chủ tịch Sacombank và ông Đặng Hồng Anh, con trai ông Thành, thành viên Hội đồng quản trị Sacombank.

Theo đó, ông Phan Huy Khang, tổng giám đốc Sacombank kiêm đại diện công bố thông tin của Sacombank cho biết ngày 10/5, ông Đặng Văn Thành đã thực bán 25 triệu cổ phiếu STB trong tổng số 42,7 triệu cổ phiếu của mình. Giá trị lượng cổ phiếu này là hơn 520 tỷ đồng. Sau khi giao dịch thành công, ông Thành còn nắm giữ 17,7 triệu cổ phiếu, trị giá 386 tỷ đồng.

Con trai ông Thành, ông Đặng Hồng Anh, hiện vẫn nắm giữ 37,1 triệu cổ phiếu STB. Bên cạnh đó, ông Hồng Anh nắm giữ 14,1 triệu cổ phiếu Sacomreal, có tổng giá trị 915 tỷ đồng.

Việc bán cổ phiếu trên được thực hiện theo hợp đồng uỷ quyền ngày 10/12/2012 giữa gia đình ông Đặng Văn Thành và Sacombank về việc Sacombank toàn quyền quyết định mua, bán, định đoạt, sở hữu toàn bộ số cổ phiếu nêu trên theo quy định của pháp luật.

Sacombank có thể bán được cổ phiếu của ông Đặng Văn Thành vì ông Thành, và những người liên quan nợ Sacombank rất nhiều. Ngày 3/4/2013, ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank cho biết: Các doanh nghiệp gia đình và doanh nghiệp liên quan đến ông Thành đã từng vay của ngân hàng này 7.000 tỷ đồng.

Từ trước tới nay, ông Thành luôn là một trong những đại gia ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Ông nổi tiếng vì cả tài năng chèo lái ngân hàng lẫn việc sở hữu khối tài sản khổng lồ. Trong khối tài sản của ông, cổ phiếu STB chiếm tỷ lệ khá lớn. Ông Thành thường xuyên đứng trong Top các đại gia giàu nhất sàn chứng khoán. Và vị trí quen thuộc mà ông nắm giữ là 13. Trong khi đó, con trai ông chỉ kém ông một bậc.

Tuy nhiên, sau ngày 10/5, ông Thành đã rớt hạng thê thảm trong danh sách các đại gia giàu nhất sàn chứng khoán. Thay vì đứng ở vị trí thứ 13, ông rớt xuống vị trí 37.

Trước ngày 10/5, cổ phiếu STB tạo ấn tượng khi có khối lượng giao dịch thỏa thuận tăng cao đột biến lên tới hàng chục triệu cổ phiếu, tương ứng gần 300 tỷ đồng. Hiện tượng đó khiến không ít người nghĩ tới việc cổ phiếu của ông Thành bị giải chấp.

Ngay sau đó, đại diện của STB đã lên tiếng phủ nhận việc “giải chấp” số cổ phiếu của ông Đặng Văn Thành và cho rằng việc thỏa thuận cổ phiếu STB trên thị trường là do cung cầu.

Tuy nhiên, văn bản ngày 17/5 mà Sacombank gửi tới Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã cho thấy nghi ngờ của dư luận là có căn cứ. Cổ phiếu của ông Thành được bán trong ngày 10/5.

Từ biệt danh hiệu đại gia trong ồn ào

Không chỉ gây xôn xao dư luận khi bị mất vị thế đại gia, năm ngoái, ông Đặng Văn Thành còn là tâm điểm của thị trường tài chính khi dính nghi án bị bắt và rời ghế chủ tịch Sacombank, vị trí mà ông gắn bó trong suốt gần 20 năm qua.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm ngoái, dư luận xôn xao khi có nghi án ông Đặng Văn Thành, khi đó còn là Chủ tịch hội hội đồng quản trị Sacombank và con trai ông Đặng Hồng Anh bị bắt. Sở dĩ có nghi án này vì trước đó, thị trường rúng động khi bầu Kiên và hàng loạt cán bộ cấp cao của ngân hàng Á Châu ACB bị bắt.

Tuy nhiên, nghi án này nhanh chóng bị dập tắt, hai cha con ông Thành chỉ phải làm việc với với cơ quan điều tra. Trước khi trở về từ cơ quan điều tra, ông Thành đã viết lá đơn bằng tay xin miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank với lý do “sức khỏe và chuyện riêng”.

Tới chiều ngày 2/11/2012, ban lãnh đạo Sacombank quyết định ông Phạm Hữu Phú – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quả trị nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trị. Thông tin này một lần nữa thu hút được sự chú ý từ dư luận vì ông Thành là người rất quan trọng với Sacombank.

Chính thức giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank từ tháng 7/1995, ông Thành là một trong những người có công lao lớn nhất trong việc đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất của Việt Nam.

Không hiểu có phải những biến cố tại Sacombank đã khiến ông Thành suy sụp hay không, chỉ biết rằng sau khi rời ghế Chủ tịch Sacombank, ông Thành đổ bệnh.

Dù không còn là nhân vật quan trọng của Sacombank nhưng ông Thành vẫn “nói hộ” ngân hàng này rất nhiều khi tâm sự: “Điều tôi thực sự mong xã hội quan tâm, đồng thuận hỗ trợ giới doanh nhân vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Xin đừng "hình sự hóa" những vấn đề trong hoạt động quản trị kinh doanh thông thường”.

Theo VTC

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.