Cuối năm, thị trường bất động sản miền đất Gốm sôi động

Dự án Khu nhà ở Đại Nam” của ông Dũng “lò vôi” đầu tư 2.312 tỷ đồng
Dự án Khu nhà ở Đại Nam” của ông Dũng “lò vôi” đầu tư 2.312 tỷ đồng
Thị trường bất động sản từng đóng băng khiến hàng trăm ngàn ha dự án đất nền, nhà phố ở Bình Dương trở thành “vùng đất chết”. Nhờ chính sách vùng, giao thông kết nối thông suốt những năm qua đã thu hút nhà đầu tư rót tiền vào khiến thị trường địa ốc miền gốm sứ trở mình trỗi dậy mạnh mẽ.

“Đòn bẩy” giao thông

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương từng khẳng định, thành phố muốn phát triển phải có sự liên kết vùng. Chính vỉ vậy việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông những năm qua ở địa phương này đều tính đến sự liên kết với các địa phương khác để cùng nhau thúc đầy sự phát triển chung về kinh tế - xã hội.

Một trong những dự án có tính kết nối vùng quan trọng nhất hiện nay là đường vành đai 3 có chiều dài 89,3km đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An theo lộ trình bắt đầu từ Bến Lức, chạy dọc cao tốc Bến Lức - Long Thành đến Nhơn Trạch, Tân Vạn, Bình Chuẩn (Bình Dương), QL22 và kết thúc tại Bến Lức.

Tuyến đường này giai đoạn 2 từ Mỹ Phước - Tân Vạn được tỉnh Bình Dương đầu tư tổng vốn giai đoạn 1 khoảng 3.500 tỷ đồng. Đoạn 3 từ Bình Chuẩn (Bình Dương) - QL22 (TP HCM) tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.800 tỷ đồng. Đoạn 4 từ QL22 - cao tốc TP HCM - Trung Lương (TP HCM) có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.500 tỷ đồng.

Ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP HCM khẳng định sự cần thiết trong việc phát triển giao thông liên kết vùng, các địa phương đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết nối giao thông dựa trên lợi thế của vùng. Ngoài ra, khi triển khai “Dự án BOT nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc” tỉnh Bình Dương đã cho nhà đầu tư vay 300 tỷ đồng không tính lãi, TP HCM hỗ trợ 156,3 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng.

Những yếu tố này góp phần tạo lực đẩy cho các dự án bất động sản ở khu đông TPHCM và Bình Dương “sốt” trở lại vào những ngày cuối năm 2018.

Theo ghi nhận, giai đoạn chạy “nước rút” cuối năm 2018 thị trường nhà đất ở TPHCM thiếu trầm trọng nguồn cung, các chủ đầu tư đổ xô về Bình Dương tìm quỹ đất xây dựng dự án khiến giá đất nền nơi đây tăng giá mạnh.

Cuối năm, thị trường bất động sản miền đất Gốm sôi động ảnh 1

Dự án Phú Hồng Thịnh đã hoàn thiện hạ tầng 

“Ông lớn” đua nhau giành quỹ đất

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư “Dự án Khu nhà ở Đại Nam”, do Công ty cổ phần Đại Nam của đại gia Dũng “lò vôi” làm chủ đầu tư tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, với diện tích đất hơn 100ha. Quy mô dự án với 3.309 căn nhà, phục vụ hơn 20.000 dân với tổng vốn đầu tư khoảng 2.312 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thực hiện từ năm 2018 – 2021.

Một “ông lớn” khác là Công ty Bất động sản Phú Hồng Thịnh liên tục đưa ra thị trường hàng chục dự án đất nền khắp các tỉnh Đông Nam bộ. Tại huyện Thuận An đoạn nằm trên đường DT 743 thuộc dự án Khu dân cư Phú Hồng Thịnh 8 với 658 nền đất có quy mô 73.000m2 đã bàn giao sổ đỏ cho khách hàng. Sau khi có sổ, giới đầu cơ bán chênh từ 300-500 triệu đồng so với ngày chủ đầu tư mở bán.

Còn tại dự án Nhà ở thương mại Phú Hồng Khang và Phú Hồng Đạt tại phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, Bình Dương do Công ty Bất động sản Phú Hồng Thịnh và Công ty Quản lý Đầu tư Phát triển Đô thị Việt Nam làm chủ đầu tư cũng tăng giá mỗi nền hơn 100 triệu đồng sau ngày động thổ.

Bà Phạm Thị Hường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bất động sản Phú Hồng Thịnh cho biết: “Dự án Nhà ở thương mại Phú Hồng Khang và Phú Hồng Đạt tăng giá là nằm liền kề các khu công nghiệp như: VSIP, Sóng Thần, Việt Hương…phần lớn là giới đầu cơ. Bình Dương có thêm lợi thế là lãnh đạo tỉnh có chủ trương di dời các nhà máy xí nghiệp nằm trong lòng các khu dân cư để trả lại cho người dân một môi trường sống trong lành, tạo bộ mặt đô thị diện mạo mới”.

Cuối năm, thị trường bất động sản miền đất Gốm sôi động ảnh 2

Bà Phạm Thị Hường, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Phú Hồng Thịnh trao sổ đỏ khách hàng

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Bình Dương nhận định, nguyên nhân khiến thị trường tăng giá là chính quyền đưa ra những cam kết rất mạnh mẽ về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thu hút sự đầu tư như giảm thuế, tạo chính sách mở cửa, giảm thiểu thủ tục phiền hà, tăng cơ hội nhập cư lâu dài cho người lao động. Ngoài ra, thị trường Bình Dương có liên quan khá “mật thiết” với thị trường đất nền TPHCM về vị trí địa lý, khiến nhóm đầu tư, đầu cơ lẫn lực lượng môi giới ở hai địa phương đan xen với nhau, tạo nên sự ảnh hưởng nhất định. Bình Dương thu hút vốn FDI luôn đứng hàng đầu cả nước.

MỚI - NÓNG