Cuộc đua kiến tạo “lối sống mới” cho giới siêu giàu tại Việt Nam như thế nào?

Số lượng giới siêu giàu Việt tăng nhanh
Số lượng giới siêu giàu Việt tăng nhanh
Bất chấp những tác động của dịch bệnh COVID-19, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, phân khúc hạng sang vẫn có vị thế nhất định trong tầm nhìn của người dân cũng như doanh nghiệp phát triển dự án.

Số lượng người giàu tăng chóng mặt

Tháng Năm tại Hà Nội, khi lệnh giãn cách xã hội được giỡ bỏ, cuộc sống người dân Thủ đô trở lại trạng thái bình thường. Những chiếc xe hơi siêu sang bắt đầu quay trở lại đường phố, nam thanh nữ tú vui vẻ cười đùa, cùng bạn bè đi mua sắm trong các trung tâm thương mại sầm uất cùng những bộ trang phục lịch lãm, phụ kiện đắt tiền. Dường như suy thoái kinh tế không hề có sự tác động đến giới thượng lưu Việt.

Theo Báo cáo Thịnh vượng 2020 của Công ty tư vấn Knight Frank, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Việt Nam đã có 458 người với giá trị tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên (tương đương khoảng 700 tỉ đồng), tăng 7% so với một năm trước. Báo cáo này đưa ra dự báo cho giai đoạn 5 năm tới, châu Á sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng về lượng người siêu giàu cao nhất là 44%. Trong số các nền kinh tế đó, Ấn Độ đứng đầu dự báo tăng trưởng, với lượng người siêu giàu sẽ tăng 73%. Tiếp theo là Việt Nam với 64%, Trung Quốc sẽ có mức tăng 58% và Indonesia tăng 57%. Còn nếu xét về tốc độ tăng trưởng người siêu giàu trên toàn cầu trong vòng 5 năm tới, thì Việt Nam đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Ai Cập (mức tăng 66%).

Báo cáo cũng tiết lộ Việt Nam đã có 5 tỷ phú vào cuối năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 6 vào năm 2024.

Đi cùng với tốc độ gia tăng tầng lớp siêu giàu là phong cách sống thay đổi dần, theo hướng tiệm cận tiêu chuẩn sống của thế giới. Một trong những chuẩn đang trở thành xu thế hiện nay là nâng cao đời sống tinh thần, xứng tầm thượng lưu, bên cạnh phải sở hữu hàng loạt tài sản vật chất đắt giá như bất động sản đa dạng, ít “đụng hàng” hoặc những tủ phục trang hàng hiệu cực chất…

Những cuộc khảo sát gần đây của nhiều định chế quốc tế như HSBC hay Niesel cho thấy, các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giàu có sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào việc nâng cấp chất lượng cuộc sống. Cụ thể, sau khi thanh toán các chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 2/5 người Việt sẵn sàng chi tiêu cho du lịch (44%), mua sắm quần áo mới (44%), các sản phẩm công nghệ mới (44%) và các dịch vụ giải trí bên ngoài (38%).

Kiến tạo “lối sống mới” cho giới siêu giàu

Khi số lượng người giàu ngày càng tăng, tổng tài sản trung bình ngày càng lớn thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng càng cao, và giá trị họ mang lại cho ngân hàng càng lớn thông qua các khoản gửi tiết kiệm, tiền đầu tư hoặc dịch vụ tư vấn tài chính.

Những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã cung cấp dịch vụ ngân hàng tư nhân nhằm phục vụ nhóm khách hàng giàu có. Đơn cử như dịch vụ VPBank Diamond của VPBank, Priority của Techcombank, First Class Banking của MSB hay Privilege Banking của ACB… Các ngân hàng đều nhận ra lợi ích từ nhóm khách siêu giàu mang lại. Do vậy, mức độ cạnh tranh để lôi kéo khách hàng giàu có cũng tăng mạnh.

“Ai cũng muốn người giàu sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Các sản phẩm tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, dịch vụ tư vấn đầu tư, quản lý tài sản và cả những đặc quyền đều đang được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những người có rất nhiều tiền”, quản lý nhóm khách siêu giàu tại một ngân hàng thương mại cho biết.

Chị Hà Ngọc Mai, chủ một doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ tại Bắc Ninh, cho biết mới đây chị cùng gia đình đã có một chuyến tham quan vịnh Hạ Long, ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp của di sản thiên nhiên thế giới bằng thủy phi cơ độc nhất vô nhị. Điều đặc biệt là, toàn bộ chi phí của chuyến du ngoạn đó do VPBank chi trả theo chương trình ưu đãi “Đặc quyền cho cuộc sống xứng tầm” dành cho khách hàng siêu VIP của ngân hàng.

“Tôi không nghĩ sẽ nhận được món quà đó khi quyết định trở thành khách hàng của VPBank. Khi được biết toàn bộ chi phí đi nghỉ dưỡng cùng gia đình đã được ngân hàng chi trả tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vời”, chị Mai vui vẻ chia sẻ.

Chuyến du ngoạn bằng thủy phi cơ mà chị Mai được tặng nằm trong chương trình ưu đãi đặc quyền VPBank áp dụng từ nay đến hết 31/01/2021 để tri ân những khách hàng siêu VIP - những người được ngân hàng định nghĩa là giàu có và có tổng tài sản gửi tại VPBank trên 10 tỷ đồng, hoặc số dư tiền gửi trong tài khoản thanh toán tối thiểu 3 tỷ đồng.

Cuộc đua kiến tạo “lối sống mới” cho giới siêu giàu tại Việt Nam như thế nào? ảnh 1

Loạt đặc quyền dành cho khách hàng siêu VIP tại VPBank

Ngoài một chuyến tham quan vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ, gói ưu đãi đặc quyền còn bao gồm 1 đêm nghỉ dưỡng miễn phí cho hai người tại một trong 11 khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam; hay thưởng thức một bữa ăn cao cấp miễn phí ba món dành cho gia đình bốn người tại một trong 9 nhà hàng đẳng cấp tại Hà Nội và TP.HCM, hoặc một lượt chơi golf miễn phí bao gồm 100% phí ra sân và 100% phí caddy tại một trong 10 sân golf cao cấp.

Cùng gói khám sức khoẻ dành cho một người tại một trong 6 bệnh viện quốc tế cao cấp tại Việt Nam như năm 2019, những vị khách siêu VIP của VPBank còn được hưởng đặc quyền hoàn toàn mới là gọi tới Hotline chương trình Hỗ trợ y tế trong nước 24/7 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí các vấn đề sức khỏe khẩn cấp do đội ngũ y bác sĩ tiêu chuẩn quốc tế đảm nhiệm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì đây chính là một đặc quyền vô cùng ưu việt mà VPBank dành cho khách hàng của mình

Đại diện VPBank cho biết, những đặc quyền tài chính và phi tài chính gia tăng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng đối với tầng lớp tinh hoa trong phân khúc siêu giàu. Nhìn rộng hơn, có thể nói, VPBank đã đặt dấu mốc cho một sự đổi mới về cách phục vụ của các ngân hàng với nhóm khách siêu giàu tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.