Cuộc đời bi thảm của cha đẻ hãng nội y Victoria’s Secret

Người sáng lập Victoria's Secret đã có một cuộc đời bi thảm.
Người sáng lập Victoria's Secret đã có một cuộc đời bi thảm.
Victoria’s Secret là thương hiệu thời trang được nhiều người biết đến, tuy nhiên, ít người biết rằng, người đàn ông sáng lập ra thương hiệu thời trang danh giá này có một cuộc đời rất bi thảm.

Những ngày này, hàng triệu tín đồ thời trang, nhất là những đấng mày râu trên khắp hành tinh đang hướng về thủ đô London (Anh) - nơi tổ chức show trình diễn nội y hoàng tráng mang tên Victoria’s Secret Fashion Show 2014.

Victoria’s Secret là thương hiệu thời trang được nhiều người biết đến, tuy nhiên, ít người biết rằng, người đàn ông sáng lập ra thương hiệu thời trang danh giá này có một cuộc đời rất bi thảm.

Sai lầm trong chiến lược kinh doanh

Có lẽ, không người đàn ông nào cảm thấy thoải mái khi đứng trong một cửa hàng đồ lót. Cảm giác xấu hổ và sợ hãi luôn đan xen khiến những người đàn ông không thể đứng “đàng hoàng” trong một cửa hàng quá 15 phút. Và điều này đã khiến người đàn ông ở California tên là Roy Raymond quyết định sáng lập hãng nội y Victoria 's Secret vào năm 1977.

Tốt nghiệp Đại học Stanford, chuyên ngành kinh doanh, Raymond mong muốn mang đến cảm giác thoải mái và thu hút khách hàng nam giới mua đồ lót cho vợ.

Roy Raymond mở cửa hàng đầu tiên ở Palo Alto vào năm 27 tuổi và sau đó chuyển cửa hàng ra vùng ngoại ô California. Những cửa hàng của Raymond được trang trí rất đẹp mắt, sang trọng với gỗ tối màu, ghế sofa nhung đỏ, rèm lụa cùng nhiều đồ vật trang trí.

Raymond tung catalogne các sản phẩm của Victoria. Thời điểm bắt đầu xuất hiện Internet, các mẫu quảng cáo của Victoria nhanh chóng tiếp cận khách hàng trên khắp nước Mỹ.

Năm 1982, Raymond đã mở thêm một số cửa hàng và doanh thu năm đó đạt 4 triệu USD. Đối tượng tiếp thị hướng đến của Raymond là những người đàn ông. Đây có lẽ là một sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp về sau.

Trong khi tập trung tiếp thị khách hàng nam giới, Raymond đã quên nguyên tắc cơ bản là hầu hết các ngăn kéo đồ lót của phụ nữ là do phụ nữ mua chứ không phải “nửa kia” của mình.

Thực tế đã chứng minh, đàn ông không bao giờ hoàn toàn hiểu được phụ nữ. Có lẽ, lẩn tránh việc hướng đến người mua là phụ nữ là sai lầm của Raymond. Cũng trong năm 1982, Raymond bán công ty cho ông trùm thể thao Leslie Wexner với giá khoảng 1 triệu USD.

Cuộc đời bi thảm của cha đẻ hãng nội y Victoria’s Secret ảnh 1

Những thiên thần của Victoria’s Secret.

Đổi chủ

Ông chủ mới Wexner nhanh chóng có ""những điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh. Ông mở thêm cửa hàng mới ở số 10 Margaret Street. Wexner hướng đến đối tượng phụ nữ trung lưu. Ông thay đổi catalogue, thay thế cửa hàng sang trọng bằng những cửa hàng màu sắc, bắt mắt và nữ tính. Sự thay đổi của Wexner là hướng đi đúng đắn.

Đến 1995, các chương trình thời trang mang tính biểu tượng trên sàn catwalk như hiện nay được thực hiện. Những chương trình đầu tiên có sự góp mặt của dàn siêu mẫu nổi tiếng như Helena Christiansen, Tyra Banks đã khiến Victoria's Secret phát triển mạnh mẽ, thu về 1,9 tỉ USD doanh thu với 670 cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Theo Forbes, hiện nay, sản phẩm của Victoria 's Secret chiếm 35% thị trường đồ lót của Mỹ, doanh thu hơn 6.6 tỉ USD năm 2013.

Liên tiếp thất bại

Ngoài sáng lập thương hiệu nội y Victoria 's Secret, Raymond còn kinh doanh thời trang trẻ em. Thương hiệu Destiny Child của Raymond cũng tuyên bố phá sản trong vòng 2 năm và Raymond phải chịu trách nhiệm về khoản nợ rất lớn. Raymonds đã phải bán 2 ngôi nhà và xe ôtô để trả nợ.

Năm 1993, Raymond tiếp tục thất bại trong việc kinh doanh sách dành cho trẻ em. Sự kiện này khiến vợ chồng Raymond ly hôn. Tháng 8/1993, Roy Raymond tìm đến cái chết bằng cách nhảy Cầu Cổng vàng ở San Francisco.

Người sáng lập Victoria's Secret đã ra đi, nhưng thương hiệu thời trang thì không ngừng phát triển. Câu chuyện của Raymond, sự chuyển hướng kinh doanh của người kế nhiệm là bài học được nhiều người nhắc đến về việc nắm bắt thời cơ và chuyển hướng trong kinh doanh.

Theo Theo Lao Động
MỚI - NÓNG