Ngành xuất nhập khẩu “khát” nguồn nhân lực có kinh nghiệm
Hiện nay, Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, liên tục tăng cường hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Và chắc chắn trong tương lai, khi kinh tế toàn cầu phục hồi và phát triển, việc xuất nhập khẩu giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới sẽ còn rất nhiều động lực để tăng trưởng mạnh mẽ
Xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ |
Không chỉ vậy, ngành xuất nhập khẩu còn là ngành mang lại nhiều cơ hội làm việc trong hầu hết các ngành kinh tế hiện nay. Nhân viên xuất nhập khẩu hiện đại cần phải thông thạo không chỉ về nghiệp vụ mà còn phải có tư duy, tầm nhìn cho sự cải cách và xúc tiến thương mại, có khả năng đánh giá yếu tố rủi ro và pháp lý khi thực hiện giao dịch thương mại Quốc Tế cũng như cập nhật những thông tin đổi mới của quy trình Xuất Nhập Khẩu không chỉ Hải Quan trong nước mà còn trên thế giới.
Theo chị Nguyễn Thanh Mai -Vinatrain cho biết: “Để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng dù bạn là sinh viên hay người đi làm cũng cần có kiến thức thực tiễn, kỹ năng chuyên nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chọn ứng viên biết chủ động tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc “
Thị trường đánh giá cao nhân viên xuất nhập khẩu có kinh nghiệm |
Là một trong những doanh nghiệp gắn bó với lĩnh vực xuất nhập khẩu trong nhiều năm, bên cạnh dịch vụ hỗ trợ tư vấn các thủ tục, dịch vụ liên quan tới xuất nhập khẩu thì Vinatrain thường xuyên có những hội thảo tư vấn dành cho các bạn đang có nhu cầu muốn làm việc trong lĩnh vực này từ những anh chị nhiều năm kinh nghiệm
Ở phạm vi của một buổi Talkshow ngắn phần nào giúp các bạn có được những định hướng ngay từ việc đi thực tập, viết CV xin việc, biết về những vị trí công việc và kiến thức, nghiệp vụ đòi hỏi ở những vị trí khác nhau để có lộ trình học tập phù hợp. Bên cạnh đó là những chia sẻ về những khó khăn & thử thách mà các bạn sẽ phải vượt qua khi làm về xuất nhập khẩu
Hình ảnh 1 buổi Talkshow của Vinatrain về xuất nhập khẩu |
Đa dạng vị trí việc làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí làm việc trong ngành:
• Nhân viên mua hàng (Purchasing Official): Làm việc với nhà cung cấp, phân tích Báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…) ; soạn thảo Hợp đồng ngoại thương (Purchase Order); chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền..); thực hiện các công việc cần thiết về vận tải (liên hệ Forwarder, …)…
• Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: Công việc của 1 Nhân viên Sales tương tự như Sales nội địa nhưng phải tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài. – Phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng như (thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C/O…. )
• Nhân viên chứng từ: Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc Phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty lớn (chỉ chịu trách nhiệm soạn thảo chứng từ Xuất nhập khẩu). Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan (chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến việc thông quan để nhân viên khác đi làm việc với Hải quan).
• Nhân viên hiện trường: Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc nhiều nhất cho các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.
• Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng: Những nhân viên này phải có kiến thức chủ yếu trong mảng Thanh toán quốc tế, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.
Vậy, bạn đã sẵn sàng mở cánh cửa cơ hội của mình trong ngành Xuất nhập khẩu chưa?