Cúng rằm tháng Chạp thế nào cho đúng?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo quan niệm văn hóa dân gian, tháng Chạp là tháng củ mật, hay bị xui xẻo, dễ mất mát tiền của và bị tai bay vạ gió. Chính vì vậy, nhiều người chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Chạp rất cẩn thận với hi vọng tai qua nạn khỏi, điều hạn qua đi, điềm lành sẽ tới để đón Tết.

Theo lịch vạn niên, ngày rằm tháng Chạp năm Tân Sửu, tức ngày 15 tháng 12 Âm lịch rơi vào ngày thứ Hai (17/1/2022 Dương lịch). Ngày 15/12 Âm lịch là ngày Canh Ngọ có sao Thiên Đức, Nguyệt Đức, Minh tinh, Kính tâm khá tốt, nhất là có sao Giải thần tốt cho việc tế tự.

Giờ lành chứng tâm cúng Rằm tháng Chạp năm Tân Sửu 2021: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp

Tùy theo tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp có những khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ chay và mâm cỗ mặn.

Mâm cỗ chay gồm có: Nến hoặc đèn, hương, nước sạch, trầu cau, trái cây, hoa tươi

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp gồm: Gà trống luộc, xôi đỗ hoặc xôi gấc, canh miến, giò hoặc chả, món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá), rượu gạo và một vài món mặn khác.

Tùy vào điều kiện và quan điểm, tín ngưỡng mà các gia đình lựa chọn có làm mâm cỗ mặn hay không. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.

Những điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp

Kiêng vay mượn tiền: Theo quan niệm, vay mượn tiền vào Rằm tháng Chạp sẽ là điềm "xui" ám chỉ khoản nợ lớn trong năm mới. Việc kiếm tiền năm sau cũng khó khăn hơn vì phải vay mượn, làm ăn thất bát.

Kiêng nghĩ xấu, làm hại người hoặc mắng chửi người khác: Ngày Rằm tháng Chạp là ngày tốt lành để cầu bình an, sức khỏe và may mắn, nên nói những lời tốt đẹp, vui vẻ và không nên khởi tâm xấu.

Kiêng cãi cọ, gây gổ bất hòa: Ngày Rằm đặc biệt dưới sự chứng giám của Gia tiên, Thần linh, con cháu trong nhà không nên cãi cọ, bất hòa hoặc mắng chửi nhau. Điều này làm tán phúc và rớt vận may.

Kiêng làm đổ vỡ chén bát trong nhà: Trong ngày Rằm tháng Chạp, dọn dẹp hoặc sinh hoạt cần cẩn thận, bình tĩnh, tránh vội vàng làm rơi vỡ bát đĩa. Điều này là điềm báo ảnh hưởng đến tài vận và tình cảm.

Văn khấn cúng rằm

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân,

Ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch tôn thần,

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần,

Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần cùng các Tôn thần cai quản trong khu vực này,

Con đồng kính lạy các Gia Thân, Gia tiên tiền tổ,

Hôm nay là ngày..... tháng.... năm.... (Âm lịch)

Tín chủ con (chúng con) là........ Ngụ tại......

Tuân theo lề cũ, Mùng 1 đến ngày (Ngày Rằm đã đến), kính bày lễ Sóc (Vọng), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính cẩn lạy dâng Tôn thần, Tiên tổ, cúi xin các ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

MỚI - NÓNG