Với người Nhật, bất cứ thứ gì cũng có thể nâng tầm nghệ thuật, và nghệ thuật cũng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu. Như tại Lynn Times Thanh Thủy, nơi tổ chức chương trình hưởng ứng Chủ Nhật Đỏ - "Giọt hồng cội Việt" ngày 3/3, vốn được lấy cảm hứng từ Nhật Bản, từ trang phục kimono hay yukata, khăn rồi tranh tường hoặc đồ trang trí, đều in họa văn truyền thống. Tất nhiên, trong văn hóa Nhật Bản, tất cả hàm chứa thông điệp nào đó.
Trong hành trình theo bước Chủ Nhật Đỏ, Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2022 Ngọc Hằng, Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Đào Hiền, Người đẹp Nhân ái Hoa hậu Việt Nam 2022 Nguyễn Ngọc Mai, Á khôi 1 Hoa khôi thanh lịch 2023 Kim Trà My, Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thúy Hằng và Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 Nguyễn Ngọc Nữ đã có trải nghiệm vô cùng đáng nhớ tại khu vườn Nhật của Lynn Times Thanh Thủy. Họ được các nghệ nhân giới thiệu về họa tiết truyền thống Nhật Bản, ý nghĩa và những câu chuyện xoay quanh.
Như trên trang phục Yukata được mặc khi tắm khoáng nóng ở Lynn Times Thanh Thủy được trang trí bằng Seigaiha, hoa văn hình sóng biển tựa những cánh quạt xòe tròn, vốn bắt nguồn từ điệu nhảy cung đình cổ. Đôi khi Yukata cũng được vẽ Shippou, các vòng tròn chồng lên nhau biểu thị sự tốt lành và thịnh vượng, hoặc Kikkou, hình lục giác kiểu mai rùa tượng trưng cho tuổi thọ.
Người đẹp Nhân ái Hoa hậu Việt Nam 2022 Nguyễn Ngọc Mai và Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 Nguyễn Ngọc Nữ khoe sắc trong trang phục yukata. |
Những bộ Kimono thường sắc sỡ và nhiều màu sắc hơn. Sakura là một trong những họa tiết được ưa chuộng, bởi hoa anh đào là biểu tượng của Nhật Bản và cả sự thịnh vượng, giàu có. Những bộ kimono của các em bé thì được trang trí bằng hoa văn Asanoha, lá gai cách điệu có sức sống mãnh liệt thay cho lời chúc mau lớn và khỏe mạnh. Với người già, trang phục sẽ có hình Koujitsunagi, mang ý nghĩa vận mệnh lâu dài và sự trường thọ.
Trong một số trường hợp, hoa văn cũng thể hiện đẳng cấp, thứ bậc của người mang nó trong xã hội, hoặc đại diện cho tôn giáo hay kiến trúc. Giới thượng lưu sẽ sử dụng yagasuri hình lông chim ưng, Kumotatewaki hình đám mây dành cho bậc vua chúa, hiun và seigaiha, mây và sóng, dùng cho đền chùa, kagome thì được nhìn thấy ở các cửa ra vào.
Không chỉ tìm hiểu về ý nghĩa cũng như sự phong phú của các họa tiết truyền thống Nhật Bản, các hoa hậu, người đẹp còn được tự tay trang trí trên chuồn chuồn tre. Nhân nói đến chuồn chuồn tre, chúng cũng hàm chứa ý nghĩa cụ thể, đó là về sự may mắn, tình yêu, tình bạn và cả triết lý cân bằng cuộc sống, hòa hợp tự nhiên.
Bằng bút, màu, cộng thêm niềm vui và sự tỉ mỉ, Đào Hiền, Nguyễn Ngọc Mai, Kim Trà My, Nông Thúy Hằng và Nguyễn Ngọc Nữ đã tạo nên những sản phẩm độc đáo của riêng mình. Tất nhiên, họ cũng gửi gắm một thông điệp nào đó trong những chú chuồn chuồn tre. Và đó có thể coi là bí mật thú vị trong hành trình theo chân Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI - năm 2024.
Nghệ nhân hướng dẫn Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thúy Hằng và Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 Nguyễn Ngọc Nữ trang trí chuồn chuồn tre. |
Chuồn chuồn tre, biểu tượng sự may mắn, tình yêu, tình bạn trong văn hóa Nhật Bản được các hoa hậu, người đẹp vẽ lên các hoa văn xinh đẹp. |
Người đẹp nhân ái Hoa hậu Việt Nam 2022 Nguyễn Ngọc Mai, Á khôi 1 Hoa khôi thanh lịch 2023 Kim Trà My say sưa thể hiện tác phẩm. |
Người đẹp Nhân ái Nguyễn Ngọc Mai tự hào khoe chuồn chuồn tre với hoa văn do chính cô sáng tạo nên. |
Kim Trà My lại lựa chọn hoa văn Same Komon, được tạo ra bởi rất nhiều chấm nhỏ. |
Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2022 Ngọc Hằng |
Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Đào Hiền. |