> Thử thách, rèn luyện độ nhạy bén
Bé Huỳnh Nhật Huy (học sinh lớp 4- Trường Tiểu học Cao Bá Quát) đã xuất sắc đoạt giải nhất bảng 3 dành cho học sinh lớp 4 -5 . |
Câu trả lời từ những trò chơi
Với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, đề thi của cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” cho các bé được Viện Nghiên cứu Giáo dục xây dựng theo cấu trúc của một trò chơi hấp dẫn.
Trong trò chơi này, các bé phải vượt qua nhiều thử thách khác nhau theo cấp độ từ dễ đến khó, trong từng bước chuyển, có gợi ý nhưng cũng có tình huống bất ngờ để đánh giá mức nhạy bén của người chơi.
Câu chuyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” quen thuộc được xây dựng thành đề bài cho các bé nhóm 1 (lớp 1, 2).
Từ bờ ao làng, Dế Mèn quyết định thực hiện cuộc phiêu lưu để thoả tính hiếu kỳ của mình. Nhưng do mải miết đuổi theo em bướm vàng xinh đẹp đến một khu vườn, Mèn lạc đường. Để trở về được nhà mình, Mèn ta phải tìm được đủ 5 mảnh ghép của tấm bản đồ chỉ đường.
Mỗi mảnh ghép là một điểm dừng, thử thách các bé bằng những câu hỏi bài tập môn tự nhiên xã hội và đạo đức. Lồng ghép vào đó là những tình huống về gia đình, nhà trường, đòi hỏi bé phải tư duy và óc quan sát tốt mới làm bài nhanh và đúng.
Với nhóm 2 (lớp 3), câu chuyện “Thỏ con đến trường” là đề bài khó hơn, đòi hỏi các bé ngoài vững kiến thức trong trường còn phải có sự nhanh nhạy, óc phán đoán tốt.
Ví dụ như giúp bác Gấu bán bánh nhanh, bé phải làm tính nhẩm thật chuẩn xác, giúp bác Bò Sữa giao hàng, bé phải nhớ chính xác hương vị nào, dung tích nào đúng với đơn hàng trước đó…
Riêng các bé lớp 5, một trò chơi mới rất độc đáo và hấp dẫn cũng được Ban tổ chức cập nhật trong tuần 7 của kỳ thi. Phụ huynh và các bé nhớ truy cập trang web: www.aibennhayhon.com để tham gia thử thách nhé!
Thắng thua đều rất vui
“Đề bài là những trò chơi rất sinh động, gần gũi với các bé nhưng cũng đủ độ khó để các em thể hiện sự nhạy bén trong tư duy…” chị Phạm Thị Huyền – Giáo viên tiểu học ở Ninh Bình, đồng thời cũng là mẹ của bé Trịnh Minh Quý – người chiến thắng giải thưởng tuần, chia sẻ.
Chị cũng cho biết cuộc thi rất thiết thực và bổ ích vì khi cho con tham gia trò chơi, ít nhiều bố mẹ sẽ biết con mình nhạy bén đến đâu.
Tuy không xuất sắc trong học tập nhưng ở nhà bé Nguyễn Văn Việt (trường Tiểu học Nam Thái – Nam Đàn – Nghệ An) tỏ ra khá thông minh và hiếu động do từ nhỏ bé đã được bố mẹ cho chơi ghép hình, các trò chơi vận động và uống sữa Cô gái Hà Lan để thông minh hơn.
“Khi được bố khuyến khích tham dự cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”, bé tỏ ra vô cùng thích thú và liên tục lên trang web để cập nhật thứ hạng. Khi biết bé đứng đầu bảng, cả nhà đều vui và bất ngờ…” - Chị Hoàng Thị Hiền, mẹ bé Việt cho biết.
Khởi động từ 10-9; đến nay cuộc thi đã đi được hơn nửa chặng đường với nhiều bài thi đạt điểm tối đa trong thời gian ngắn.
Cuộc đấu trí sôi nổi của các bé trên trang web chương trình được bố mẹ quan tâm, cập nhật để theo dõi kết quả.
Dù con trai đạt thứ hạng cao nhất bảng 3 dành cho học sinh lớp 4, 5 nhưng anh Huỳnh Lê Hùng (TPHCM) lại không mấy quan trọng đến thành tích.
“Tôi mong chờ những game mới, sáng tạo và cấp độ khó hơn để bé có thêm cơ hội thử thách sự bén nhạy. Bé thắng giải thì vui, không thắng cũng là một trải nghiệm, một kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình học hỏi để thành người có tư duy tốt…”.
Chỉ còn 3 tuần nữa là bước vào giai đoạn bán kết cuộc thi, mức độ thử thách và tính ứng dụng của trò chơi cũng tăng cường hơn trước.
Bố mẹ hãy giúp bé đăng ký và hướng dẫn bé tham gia cuộc thi để giành cơ hội trở thành một trong 15 đội tranh tài ở vòng tiếp theo.
Tham gia vòng thi này, bé của bạn sẽ tiếp tục có thêm cơ hội mang vinh quang về cho trường của mình với giải thưởng cao nhất cuộc thi.
Bố mẹ hãy nhanh tay đăng ký tham dự cho bé vì thử thách cùng cuộc thi cũng chính là cách giúp bé tăng cường sự bén nhạy trong học tập và cuộc sống thường ngày!
|