'Cú hích' người trẻ đến với thanh toán thẻ

Thương mại điện tử là cú hích cho bạn trẻ đến với thanh toán thẻ. Ảnh minh họa
Thương mại điện tử là cú hích cho bạn trẻ đến với thanh toán thẻ. Ảnh minh họa
TP - Ở Việt Nam, mua sắm qua kênh thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là giới trẻ. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đi cùng với xu hướng tất yếu sử dụng thẻ thanh toán. 

Trong tương lai, nhiều chuyên gia dự báo số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ có thể chiếm đến 90% doanh số thương mại điện tử.

Bùng nổ thương mại điện tử

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới gần như bùng nổ, năm 2019 đã vượt doanh thu hơn 2.000 tỷ USD. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương - nơi mà TMĐT đang phát triển sôi động.

Tại Việt Nam, lĩnh vực TMĐT cũng đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25-30%/năm. Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng TMĐT đạt mức 30% với tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt 8.06 tỷ USD. Theo dự báo của Google và Temasek, nền kinh tế Internet của Đông Nam Á có thể vượt mốc 240 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Việt Nam sẽ đóng góp trên 33 tỷ USD.

Theo thống kê, hiện nay, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam khoảng 4 tỷ USD và khả năng phủ sóng viễn thông rộng cùng sự phổ biến của điện thoại thông minh sẽ nhanh chóng nâng tốc độ tăng trưởng của thị trường này lên tới 22% mỗi năm. Trong vòng 5 năm tới, TMĐT Việt Nam có thể đạt giá trị 10 tỷ USD.

Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) và các tổ chức có uy tín cho thấy, ước tính tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam năm 2017 tăng trên 25% và năm 2018 tăng trên 30% so với năm trước. Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), tổng doanh thu ngành TMĐT Việt Nam năm 2018 là 2,26 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2017.

Bước sang năm 2020, cùng với sự bùng phát đại dịch COVID-19, TMĐT tiếp tục có cú hích để tăng trưởng. Số lượng khách mua hàng trên trang TMĐT đạt 49,8 triệu người, chính thức lọt top 6/10 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam đã có 4 sàn TMĐT chính thức lọt vào top 10 trang TMĐT có lượng truy cập cao nhất Đông Nam Á. Đáng chú ý, thống kê từ Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng cho thấy trong năm 2018, tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70%, tăng nhẹ so với năm 2017.

Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2018 đã cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giao dịch TMĐT năm 2017 so với năm 2016 lên tới 35%. Những doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển phát thậm chí có doanh thu tăng từ 62% đến 200%. Cùng với đó, số lượng giao dịch trực tuyến liên quan đến thẻ nội địa tăng 50%, còn giá trị giao dịch tăng 75%.

Thanh toán TMÐT qua thẻ ngân hàng

Cùng với sự bùng nổ của TMĐT, hình thức thanh toán phổ biến nhất của TMĐT qua thẻ ngân hàng. Nhiều chuyên gia dự báo, sắp tới, việc thanh toán qua thẻ ngân hàng có thể chiếm đến 90% doanh số TMĐT.

Theo thống kê của ngành ngân hàng, đến cuối tháng 11/2019, giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tăng 42% về số lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, cả nước đang có khoảng 19.000 máy ATM, 267.999 máy POS và 50.000 điểm chấp nhận thanh toán qua mã QR Code…

Trong số các loại thẻ thanh toán cho giao dịch TMĐT, thanh toán bằng thẻ tín dụng là phương thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% tổng các giao dịch TMĐT. Phương thức thanh toán này giúp cho người mua hàng trực tuyến trên mạng có thể nhanh chóng hoàn thiện được những giao dịch thương mại với mọi đối tác trên toàn cầu.

Đối với nhà kinh doanh trên mạng, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng có nhiều ưu điểm như thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng thị trường, mở rộng qui mô kinh doanh; tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch, không phải đến ngân hàng, không phải mất nhiều thời gian xử lý các đơn đặt hàng và nhiều công việc giấy tờ phiền toái khác.

Lần đầu tiên Ngày hội thanh toán thẻ lớn nhất từ trước nay sẽ diễn ra tại Việt Nam hứa hẹn có nhiều bất ngờ để khách hàng trải nghiệm. Thông tin về Ngày Thẻ Việt Nam - Khơi dậy nội lực Website: https://thevietnam.vn; Fanpage: https://www.facebook.com/ngaytheVN


Ngày Thẻ Việt Nam 2020 -  “Sóng Festival”  nhận sự ủng hộ và đồng hành của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp trong nước và liên doanh nước ngoài. Cụ thể: Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) – đồng hành Kim cương; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)- đồng hành Vàng. Các đơn vị đồng hành Titan: CIMB Bank; Công ty cổ phần chứng khoán SSI; Mastercard; Ngân hàng TMCP VietinBank; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank); MK Group. Các đơn vị đồng hành Bạc gồm:  ngân hàng TMCP ACB; HDBank; VPBank; SHB; PVcombank. Các đơn vị đồng hành khác gồm: ngân hàng TCMP ABBANK; BIDV; Sacombank; SeABank. 

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.