Mộ của Mẹ Tơm - phía sau là ngôi nhà mái bằng được con cháu của Mẹ xây dựng ở thôn Đông Thành vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh - Ảnh: Hoàng Lam |
Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880, mất năm 1953, quê ở làng Hanh Cù, nay là thôn Đông Thành, xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc).
Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng và những cống hiến, hy sinh của gia đình Mẹ Tơm cho cách mạng đã được nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong bài thơ nổi tiếng “Mẹ Tơm”.
Năm 1961, túp lều tranh của Mẹ Tơm đã bị cơn bão làm sập hoàn toàn. Con cháu của Mẹ đã dựng lại ngôi nhà khác và đến năm 1986 thì xây dựng ngôi nhà mái bằng như hiện nay.
Ngôi nhà của Mẹ Tơm - nơi từng che chở, nuôi dưỡng nhà thơ Tố Hữu và các cán bộ cách mạng thời kỳ 1938 - 1945 ở xã Đa Lộc.
Trong ngôi nhà này hiện còn lưu giữ bộ đồ nghề cắt tóc mà hai người con của Mẹ Tơm là Vũ Văn Sồ và Vũ Đức Hậu đã sử dụng để đi cắt tóc dạo lấy tiền mua gạo, mua khoai nuôi cán bộ cách mạng.