Công nghệ vào cuộc, vải thiều Bắc Giang thuận lợi lên ‘app’

0:00 / 0:00
0:00
Dịch COVID-19 tạo động lực cho người nông dân chủ động đổi mới kênh phân phối và bán hàng. Nhờ đó, loạt nông sản, bao gồm vải thiều chính vụ Bắc Giang “rộng đường" tiêu thụ bất chấp đại dịch.

Vượt “bão” COVID-19 để “lên app”

Sản lượng vải thiều chính vụ năm nay của tỉnh Bắc Giang đạt hơn 180.000 tấn, tăng khoảng 15.000 tấn so với năm ngoái. Vải được mùa, sản lượng cao nhưng dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Bắc Giang trở thành “điểm nóng” của cả nước, nhiều nông dân trồng vải lo lắng vì không tìm được đầu ra tiêu thụ, vải tồn ứ phải bỏ.

“Dịch bùng phát lại từ dịp Tết khiến chúng tôi lo ngại không biết làm sao để tiêu thụ hết vải. Mỗi ngày ra vườn, trông vải chín dần mà chúng tôi không khỏi nơm nớp trong lòng”, chú Mến, chủ nhà vườn vải xuất Nhật, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết.

Công nghệ vào cuộc, vải thiều Bắc Giang thuận lợi lên ‘app’ ảnh 1

Vải thiều được cân ký, phân loại để chuẩn bị lên đường tiêu thụ

Trước nguy cơ vải thiều chính vụ “hẹp đường" tiêu thụ vì dịch bệnh, tỉnh Bắc Giang đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp để tìm đầu ra cho nông sản địa phương. 2021 đánh dấu năm đầu tiên Bắc Giang chủ động đưa vải thiều chính vụ, đạt chuẩn xuất khẩu lên các kênh bán hàng hiện đại. Không chỉ sàn thương mại điện tử, các ứng dụng đi chợ, giao nhận thức ăn trực tuyến cũng trở thành “điểm bán" mới của vải thiều Lục Ngạn. Đơn cử như chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn” mà Grab đã triển khai hồi tháng 6/2021. Đây cũng là chương trình đầu tiên thuộc dự án GrabConnect, hướng đến mục tiêu kết nối nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến người tiêu dùng khắp cả nước nhờ ứng dụng công nghệ.

Theo đó, thông qua chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn", người tiêu dùng tại TP.HCM và Hà Nội có thể đặt mua vải thiều chính vụ, chất lượng chuẩn xuất khẩu trên nền tảng GrabMart. Chỉ cần gõ từ khóa “vải thiều” trên ứng dụng GrabMart, người tiêu dùng có thể chọn mua vải thiều tươi ngon, với giá cả phải chăng từ nhiều cửa hàng khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian nhận hàng nhanh chóng, còn nguồn gốc thì rõ ràng, đảm bảo.

Công nghệ vào cuộc, vải thiều Bắc Giang thuận lợi lên ‘app’ ảnh 2

Từng túi vải thiều đạt chuẩn vượt hàng nghìn km để đến tay người tiêu dùng qua chương trình kết nối vải thiều Lục Ngạn, dự án GrabConnect

Giãn cách xã hội, tôi luôn ưu tiên việc mua thực phẩm trực tuyến. Trong đó, kể từ khi vải thiều bày bán trên GrabMart thì tôi chuyển hẳn sang mua trên này vì sự tiện lợi, nhận hàng tận nhà và rất nhanh so với các kênh trực tuyến khác. Nếu điểm bán xa thì cũng chỉ chờ tối đa một giờ là có vải dùng”, chị Yến Nhi (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết.

Tiêu thụ mạnh trên kênh mua hàng trực tuyến

Dù mùa vải thiều Bắc Giang còn hơn nửa tháng mới kết thúc, nhưng đến cuối tháng 6-2021, tỉnh này đã bán được hơn 192.000 tấn, ước tính đạt hơn 106% tổng sản lượng dự kiến trong năm 2021. Trong đó, đù là năm đầu tiên triển khai, các sàn thương mại điện tử, ứng dụng đi chợ hộ đã giúp tiêu thụ gần 6.000 tấn vải thiều Lục Ngạn. Ông Phan Thế Tuấn khẳng định, việc đổi mới kênh phân phối, bán hàng chính là sáng kiến quan trọng giúp đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn trong nước.

Công nghệ vào cuộc, vải thiều Bắc Giang thuận lợi lên ‘app’ ảnh 3
Công nghệ vào cuộc, vải thiều Bắc Giang thuận lợi lên ‘app’ ảnh 4

Có thể thấy, nhờ các sáng kiến công nghệ, điển hình như dự án GrabConnect, người dùng không chỉ có thêm lựa chọn mua sắm nông sản chất lượng ngay tại nhà, mà các hợp tác xã nông nghiệp, nhà vườn và nông dân cũng phần nào mở rộng đầu ra nông sản, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khó khăn.

“Chúng tôi mong muốn thông qua nền tảng công nghệ và mạng lưới đối tác rộng lớn của mình, Grab có thể kết nối các địa phương trong tiêu thụ trái cây, nông sản và các sản vật địa phương để tìm được đầu ra cho nông sản một cách hiệu quả hơn, nhu cầu tiêu dùng của người dân được đáp ứng một cách đầy đủ và an toàn. Chúng tôi cũng rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và người dân để cùng chung tay hỗ trợ nông sản Việt”, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết.

MỚI - NÓNG