1. Công chúa từng lấy hai vua của hai triều đại đối địch?
-
icon
Công chúa Chiêu Thánh
-
icon
Công chúa Ngọc Vạn
-
icon
Công chúa Ngọc Bình
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Ngọc Bình (1785-1810), còn gọi Lê Đức phi, vốn là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành Hoàng hậu nhà Tây Sơn với tư cách là chính thất của Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản, và cuối cùng là phi tần của hoàng đế Gia Long (Triều Nguyễn). Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18 khá rối ren, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê - có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc (Đàng Ngoài) kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam (Đàng Trong). Do lịch sử đưa đẩy, công chúa Ngọc Bình trở thành người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam. Dù bà không để lại nhiều dấu ấn nhưng là một phần lịch sử đặc biệt của 3 triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Bà là con vua Lê, lại lấy hai đời chồng là vua của 2 vương triều đối nghịch nhau là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và Gia Long triều Nguyễn. Vì vậy, hàng trăm năm qua, dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao về công chúa Lê Ngọc Bình: "Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua".
2. Công chúa Lê Ngọc Bình là con của vua nào?
-
icon
Lê Hiển Tông
-
icon
Lê Thánh Tông
-
icon
Lê Hiến Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Công chúa Lê Ngọc Bình là con út của vua Lê Hiển Tông (1717-1786) và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều và cũng là em gái công chúa Ngọc Hân. Dân gian còn lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương rất lạ, vô cùng cuốn hút. Sau khi đánh bại nhà Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1786, với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ đã tiêu diệt chúa Trịnh rồi vào Thăng Long yết kiến vua Lê để dâng sổ sách quân dân tỏ ý tôn phò. Nguyễn Huệ được vua phong làm Nguyên súy dực chính phù vận, Uy quốc công rồi cho sánh duyên cùng công chúa Ngọc Hân, lúc này vừa tròn 16 tuổi. Hai năm sau, tại Huế, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Họ có với nhau 2 con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Năm 1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản (con trai Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Do hoàng đế Cảnh Thịnh tuổi còn nhỏ, quyền lực triều Tây Sơn bị rơi vào tay nhóm quyền thần do Thái sư Bùi Đắc Tuyên (cậu ruột Quang Toản) đứng đầu. Vị Thái sư chuyên quyền, độc đoán nên trong hàng ngũ tướng sĩ Tây Sơn có nhiều người bất bình. Đến năm 1795, sau khi Thái sư Tuyên bị dẹp, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Quang Toản, công chúa trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi. Cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Bình và hoàng đế Cảnh Thịnh đã đặt Ngọc Hân - Nguyễn Huệ; Ngọc Bình - Cảnh Thịnh vào mối quan hệ phức tạp. Ngọc Hân và Ngọc Bình vừa là chị em lại vừa là mẹ chồng nàng dâu. Vua Quang Trung với vua Cảnh Thịnh vừa là cha con vừa là anh em cọc chèo mà nhạc phụ của họ là hoàng đế Lê Hiển Tông.
3. Công chúa nào từng trở thành hoàng hậu ở nước ngoài?
-
icon
Công chúa Huyền Trân
-
icon
Công nữ Ngọc Vạn
-
icon
Công chúa Ngọc Bình
Câu trả lời đúng là đáp án B: Công nữ Ngọc Vạn (sinh khoảng năm 1605- 1658) là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp Chey Chetta II, trở thành vương hậu của nước Chân Lạp. Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp để chúa Nguyễn có thể dồn lực lượng tập trung đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đồng thời, cuộc hôn nhân cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt chinh phục phương Nam. Đây là kế sách giao bang yên hòa hợp thời của chúa Nguyễn. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên có 11 công tử và 5 công nữ. Trong số đó, có công nữ Ngọc Vạn nổi tiếng là người có vẻ đẹp “sắc nước hương trời”. Tuy nhiên, đáng tiếc công nữ Ngọc Vạn lại không được sử sách nhà Nguyễn nhắc đến mặc dù công lao Ngọc Vạn sau khi trở thành dâu đất Chân Lạp rất lớn trong việc khai khẩn vùng đất Gia Định – Đồng Nai để mở mang đất Đại Việt. Nhưng có lẽ vì thế, đến nay, những câu chuyện vòng quanh hành trình trở thành Vương hậu Chân Lạp của công nữ Ngọc Vạn luôn có sức hút nhất định. Sử kể, công nữ Ngọc Vạn vốn nổi tiếng là người con gái tài sắc vẹn tròn. Trước khi lấy chồng, nàng đã hứa hôn cùng chàng trai trẻ tuấn tú, văn võ song toàn là Trần Đình Huy, con trai của một dòng dõi anh hùng hào kiệt, gần gũi với nhà chúa Nguyễn.
4. Linh từ Quốc mẫu - người có công lớn với nhà Trần là vợ của?
-
icon
Trần Thái Tông
-
icon
Trần Thánh Tông
-
icon
Trần Thủ Độ
Câu trả lời đúng là đáp án C: Linh từ Quốc mẫu trước là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, sau bà tái hôn với thái sư Trần Thủ Độ. Linh Từ quốc mẫu (1193 - 1259), hay còn gọi là Kiến Gia hoàng hậu, Thuận Trinh hoàng hậu , là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, chính hậu của hoàng đế Lý Huệ Tông, mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Bà cùng em họ là Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ đồng mưu trong việc soán ngôi nhà Lý, nhượng ngôi cho cháu trai là Trần Thái Tông, lập ra nhà Trần. Con gái bà là Chiêu Hoàng được sắc lập làm Hoàng hậu, trở thành Hoàng hậu thứ nhất của Thái Tông. Sau khi nhà Trần được thiết lập, bà được tôn phong làm Thiên Cực công chúa, biệt hiệu Quốc mẫu, được hưởng quy chế ngựa, xe, nghi trượng ngang hàng với Hoàng hậu. Khi đó, bà tái hôn với Trần Thủ Độ, lúc này đang giữ chức Thái sư, nắm trọn quyền hành. Trong vai trò giành được Hoàng vị của họ Trần, bà cùng Trần Thủ Độ có vai trò to lớn nhất. Sử thần Ngô Sĩ Liên đánh giá; công của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều, mà phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng.
5. An Tư công chúa từng chấp nhận bị gả sang nước nào?
-
icon
Mông Cổ
-
icon
Trung Quốc
-
icon
Chăm Pa
Câu trả lời đúng là đáp án A: Công chúa An Tư được gả cho Thoát Hoan năm 1285. An Tư công chúa là một trong hai vị công chúa nổi tiếng nhất lịch sử nhà Trần vì các cuộc hôn nhân mang tính trọng đại. Không ai biết nàng sinh ngày nào tháng nào, sử sách ghi chép nàng là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của vua Trần Thánh Tông. Đều là hai nàng công chúa được đưa đi hòa thân nhưng tôi cho rằng số phận của An Tư thống khổ hơn rất nhiều so với Huyền Trân. An Tư công chúa được đưa đến làm phi của Thoát Hoan chỉ là một kế sách của vua Trần Thánh Tông khi nước ta gặp khó khăn trong buổi đầu kháng chiến. Sử sách ghi chép về nàng cũng rất ít. Sách “ Đại Việt sử kí toàn thư ” chỉ ghi: “ Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý giảm bớt tai họa cho nước vậy.” Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi: “Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước”.
6. Công chúa Huyền Trân nổi tiếng với câu chuyện “làm dâu” nước nào?
-
icon
Mông Cổ
-
icon
Trung Quốc
-
icon
Chăm Pa
Câu trả lời đúng là đáp án C: Mặc dù cả hai nước đều có động cơ chính trị rõ ràng, cuộc hôn nhân giữa công chúa nước Đại Việt và vị vua nước Chiêm Thành vẫn vấp phải trở ngại lớn. Cuối năm 1301, vua Jaya Sinhavarman III sai sứ mang sính lễ đến cầu hôn công chúa Huyền Trân theo như hôn ước trước đó. Trong triều đình Đại Việt đã diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt. Hầu hết quần thần đều cho rằng không nên gả công chúa cho Chiêm Thành, vì khinh người Chiêm là man di. Duy chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái khuyên nên gả đi, và Trần Khắc Chung tán thành. Vua Trần Anh Tông vẫn chần chừ chưa quyết vì một đằng là hôn ước đã định trước và tầm quan trọng của liên minh, một đằng là hạnh phúc của em gái mình và cả thể diện của hoàng tộc. Cần biết rằng, lúc bấy giờ vua Jaya Sinhavarman III đã ở trạc tuổi gần 50, lại đã có ba người vợ chính thức. Còn công chúa Huyền Trân thì đang độ xuân sắc, là giai nhân nổi tiếng đất Việt. Hạnh phúc lứa đôi đối với vị công chúa trẻ trong cuộc hôn nhân này rất xa vời. Sau vua Jaya Sinhavarman III xin cắt đất châu Ô (nam Quảng Trị ngày nay), châu Lý (tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay) làm sính lễ. Vua Trần Anh Tông muốn có được đất hai châu, mới chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm. Mùa hạ năm 1306, một phái đoàn lớn đưa công chúa Huyền Trân sang Chiêm quốc để cử hành hôn lễ. Quan quân Đại Việt theo chân đoàn đưa dâu vào tiếp quản hai châu Ô, Lý. Kể từ đây, lãnh thổ Đại Việt lại được mở rộng về phía nam thêm một phần đáng kể. Nhà vua Jaya Sinhavarman III đã ra tận vùng biên thùy để đón rước người vợ mới của mình. Hôn lễ được cử hành long trọng tận ba ngày đêm, công chúa Huyền Trân được phong làm Hoàng hậu Paramecvari. Việc cưới gả này đã đem về cho Đại Việt những điều lợi rất lớn là vừa có được vị thế chủ động trong liên minh, vừa có được những vùng đất mới.
7. Hoàng hậu nào từng suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua Hoàng thái hậu nối tiếng thời Lý có nhiều công lao giúp vua trị nước?
-
icon
Nguyên Phi Ỷ Lan
-
icon
Dương Hoàng Hậu
-
icon
Trịnh Minh Hoàng Hậu
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nguyên Phi Ỷ Lan (Linh Nhân Hoàng thái hậu) là vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông. Bà là phụ nữ nổi tiếng nhất của triều đại nhà Lý, có công lớn giúp vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông trị nước. Ỷ Lan (1044 – 1117) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều nhà Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Tuy vậy, để có thể có quyền hành nhiếp chính đất nước, bà đã mưu kế dựa vào Lý Thường Kiệt, phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là Thượng Dương Hoàng thái hậu. Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm