Con ngu muội, bất hiếu

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet
TPO - Hàng ngày tôi bú chực dòng sữa của dì út, tranh phần của thằng Hùng mà lớn lên. Dì cực gấp hai những người đàn bà khác vì tật nguyền, vừa phải nuôi hai anh em tôi đều còn bú. Đến khi tôi lớn một chút, thì ba đem tôi về nuôi. Nhà ngoại và ba gần nhau, nên hàng ngày di vẫn dò dẫm sang thăm tôi. Có quả trứng, con cá dì cũng mang sang phần tôi.

Ông ngoại tôi mất sớm, một mình bà ngoại tần tảo nuôi má tôi và dì út. Dì út không may bị tật ở chân, mắt thì yếu và người thì nhỏ xíu nên chẳng có ai ưng. Thế mà khi má tôi sinh tôi được 3 tháng,thì dì út cũng đẻ thằng Hùng. Ngoại tôi rầu lắm, vì chẳng biết ba thằng Hùng là ai trong đám cả chục đàn ông đến gặt đổi công cho nhà ngoại. Khi tôi được 7 tháng thì má tôi bệnh nặng, chữa chạy hoài không bớt, má bỏ ba con tôi mà về với ông ngoại.

Hàng ngày tôi bú chực dòng sữa của dì út, tranh phần của thằng Hùng mà lớn lên. Dì cực gấp hai những người đàn bà khác vì tật nguyền, vừa phải nuôi hai anh em tôi đều còn bú. Đến khi tôi lớn một chút, thì ba đem tôi về nuôi. Nhà ngoại và ba gần nhau, nên hàng ngày di vẫn dò dẫm sang thăm tôi. Có quả trứng, con cá dì cũng mang sang phần tôi.

Ba thương dì nghèo không nhận, dì lại sụt sùi nói tôi không có mẹ tội nghiệp lắm, khiến ba tôi muốn chảy nước mắt. Thằng Hùng chỉ học đến hết lớp 5 là phải nghỉ ở nhà để phụ dì kiếm ăn. Bà ngoại tôi mất khi tôi học hết cấp III. Tôi đỗ đại học, ba tôi và dì vui lắm. Ba thắp hương báo với ông bà ngoại và má tôi, rồi ông hứa sẽ cố gắng làm lụng để tôi được yên tâm học hành.

Trước ngày lên thành phố nhập học, dì út gọi tôi ra vườn, dúi vào tay tôi chiếc nhẫn một chỉ vàng, nói là của ngoại cho dì út lúc ngoại mất, để dì phòng thân, nay dì cho tôi để tôi có cái mà lo bước đầu, sau sẽ tính tiếp. Tôi ôm lấy dì nghẹn ngòa muốn khóc. Tôi vừa đi học, vừa nhận dạy kèm, phụ chạy bàn, rửa chén cho quán ăn nên cũng đủ tiền trang trải.

Ngày ra trường, tôi về thăm ba, thăm dì và thằng Hùng. Ba và dì có ý định ở cùng nhau để nương tựa lúc tuổi già, tôi nhất trí ủng hộ ngay. Vận may đến với tôi khi tôi có việc làm ở thành phố, có tiền, có nhà, có xe. Sống sung sướng đủ đầy, tôi quên mất mình từ đâu mà lớn lên. Đưa người yêu về nhà, gặp dì không biết vì sĩ diện hãy xấu hổ mà tôi giới thiệu với em dì là hàng xóm của nhà tôi. Ba nén giận nhưng nhìn mặt ba tôi biết ông muốn đuổi tôi ra khỏi nhà, còn dì im lặng không nói câu nào. Từ đó tất cả tiền tôi gửi về đều được ba tôi và dì gửi trả lại.

Tôi được tin dì bệnh nặng. Về đến nhà nhìn dáng hình quắt queo, nhỏ thó của dì mà tôi ân hận quá. Dì cầm tay tôi nói đứt quãng, mệt nhọc : “thằng Hùng sắp đi làm xa, dì đau ốm vầy, có bề gì con đừng để ba cực nghen”.

Dì ơi! Một đời dì không có ngày vui. Trái tim nhỏ bé của dì luôn dành yêu thương cho mọi người. Con ngu muội, bất hiếu, dì tha tội cho con, hãy cho con được gọi dì là mẹ. Suốt cuộc đời này con xin được mang ơn dì, người mẹ thứ hai của con.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.