> Chuyện gã 'ăn mày sách' xuyên Việt
> Ngày hội đọc sách
> Khai mạc ngày hội đọc sách
ảnh tầng 1 nhà sách Phương Nam (76 Nguyễn Chí Thanh) chừng chục mét vuông, kê chưa nổi 50 ghế. Mấy chục độc giả còn lại phải đứng cạnh kệ sách phía trong, hoặc chênh vênh mép bậc cửa ra vào. Vợ con ông cũng phải đứng để nhường ghế cho khách.
Chuyện nghề của Thủy do TS. Lê Thanh Dũng chấp bút. Nhắc Trần Văn Thủy, người ta nghĩ ngay tới Chuyện tử tế, dù ông làm khá nhiều phim khác, gây tiếng vang không kém. Chẳng thế mà buổi giới thiệu sách Chuyện nghề của Thủy, cuối cùng vẫn xoay về chủ đề chuyện tử tế.
Áo phông kẻ, mũ phớt, đạo diễn 73 tuổi cầm micro đứng ôn lại chuyện cũ không biết mệt. “Thời cách đây 30 năm, cũng khó khăn, lận đận nhưng nói thật con người với con người tử tế hơn, dễ sống hơn”, Trần Văn Thủy nói. Nghệ sĩ Kim Chi (vợ cũ đạo diễn Hồng Sến) chia sẻ, ấn tượng về phim Chuyện tử tế khiến bà “sống, làm việc tử tế hơn”.
Phim tài liệu Chuyện tử tế, Hà Nội trong mắt ai từng tạo cơn sốt các rạp trong thời gian dài, chuyện ông được mời dự LHP Leipzig, rồi lận đận vì phim ảnh... không mới với nhiều người, nhưng vẫn được kể lại đầy hào hứng. Khả năng kể chuyện này có lẽ có được sau hàng trăm buổi ông được mời diễn thuyết khắp Mỹ, Úc, Nhật...
Lớp trẻ biết đến Trần Văn Thủy, xem phim của ông nhưng có lẽ không thấm được cái không khí thời ấy. Cho nên phần đông cử tọa tóc đã bạc. Như lời giới thiệu vui của Trần Văn Thủy, rất nhiều người thuộc CLB Ba Đình “xưa đều là nịnh thần, quyền chức cả, nhưng bây giờ đã sám hối rồi”. Họ quan tâm tới ông hơn là cuốn sách.
Hai câu hỏi hiếm hoi của một độc giả nữ trung niên: Làm thế nào để đọc Nếu đi hết biển (một cuốn sách khác của Trần Văn Thủy)? Một chi tiết làm tôi ám ảnh: khi đạo diễn mang phim ra nước ngoài dự thi, ông sếp ở nhà ký quyết định đưa anh đi điều tra. Tôi chỉ muốn biết bây giờ ông ấy thế nào? “Cảm ơn chị. Ông ấy vẫn mạnh khỏe”, đạo diễn ngắn gọn.
“Nếu đi hết biển xuất bản ở Mỹ, bán hết sạch không phải vì nó hay, cũng giống như người ta đổ xô đi xem Hà Nội trong mắt ai. Khổ lắm, bây giờ nói lại phim ấy tôi ngượng lắm, toàn là cảnh ghép lại với nhau, lời bình ẩn dụ, không có chất xi nê gì. Tôi nói điều này thật lòng, sự thật về chuyện làm nghề chứ không phải nói khéo”, đạo diễn nói.
Thời gian cho hỏi- đáp thông thường tại các buổi giao lưu, nay dành để một số nhân vật có mặt trong cuốn sách nói đôi lời. Như ông Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội; Trần Sơn-bạn thân của đạo diễn hồi ở Tây Bắc. Nhà quay phim Lê Văn Long (Chuyện tử tế) thổ lộ chuyện chưa ai biết: Khi đạo diễn yêu cầu quay cận cảnh nhân vật ở trại phong Tuy Hòa, ông sợ đến mức “nín thở vì sợ bị lây bệnh”.