“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II

Tưởng như sụp đổ sau Thế chiến thứ 2, nhưng ngày nay, thế giới lại chứng kiến sự phát triển như vũ bão Đức khi quốc gia này là 1 trong 4 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là trụ cột của Liên minh Châu Âu (EU), với những doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu như Damler, Siemens, Bayern, BMW, Adidas, Puma, DHL, SAP…
“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 1
 
“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 2
 
“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 3
 
“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 4
 

Từ thời kỳ Trung Cổ, tộc người thiểu số German đã sinh sống và được tập hợp dưới sự lãnh đạo của tù trưởng Hermann. Ông đã lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của người La Mã trong trận đánh khốc liệt trong rừng Teutoburg, diệt gọn ba binh đoàn Lê dương La Mã. Các bộ lạc người German đã tập hợp và sinh sống tại miền Bắc nước Đức ngày nay và dần bành trướng về phía Nam. Sau nhiều thế kỷ, dưới tác động của quá trình di cư, phân hóa và sáp nhập từ các chủng tộc và các tiểu vương quốc khác nhau, dân tộc Đức đã bắt đầu công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dần dần dựng xây văn hóa riêng. Người Đức thời kỳ Trung Cổ được coi là một dân tộc "dũng mãnh, ngoan cường, có tinh thần thượng võ".

Nước Đức lần đầu tiên được thống nhất vào giữa cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1871 trở thành một quốc gia dân tộc hiện đại với những người Đức có cùng niềm tin là dân tộc thượng đẳng, là "nhà tư tưởng của Châu Âu", "người bảo vệ Châu Âu". Đến năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ hai – cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo nhất trong lịch sử các cuộc thế chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về các nước đồng minh (với lực lượng nòng cốt là Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp) trước phe phát xít (lực lượng nòng cốt là Đức). Đức lúc bấy giờ rơi vào tình trạng hỗn loạn, được ví như chỉ còn là "một đống đổ nát" khi cơ sở hạ tầng bị tấn công mạnh mẽ, vật tư khan hiếm, cuộc sống người dân rơi vào ngõ cụt, nền kinh tế sụp đổ.

Đến năm 1949, nước Đức bị chia cắt với sự hình thành hai nhà nước: Cộng hòa Liên bang Đức hay còn gọi là Tây Đức được hình thành dưới sự tiếp quản của ba nước Mỹ, Anh, Pháp và Cộng hòa Dân chủ Đức hay còn gọi là Đông Đức dưới sự tiếp quản của Liên Xô. Người Đức phải chấp nhận tình trạng "chia để trị" do hậu quả của chiến tranh. Mặc dù bị chia cắt về địa lý, nhưng khát vọng thống nhất đất nước, vực dậy quốc gia vẫn luôn chảy trong huyết quản dân tộc Đức trên khắp mọi miền và được hun đúc hiện thực hóa bằng hành động trong nhiều năm liền. Đặc biệt, người Đức đã rất nhanh chóng nhận thức được hoàn cảnh lịch sử, khôn khéo tận dụng được sự khác biệt của các nước chiếm đóng, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô ở hai cực ý thức hệ đối nghịch để từng bước phục hồi kinh tế, nuôi tham vọng cho một ngày thống nhất đất nước không xa.

“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 5
 

Tại Tây Đức được Mỹ và các nước đồng minh viện trợ, phát hành đồng tiền mới, tạo cơ sở cho sự phát triển kỳ diệu về kinh tế, cùng với đó là đẩy mạnh việc gia nhập phương Tây, tái vũ trang và thiết lập khuôn khổ chính trị nên nhanh chóng hồi sinh và vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bước tiến ngoạn mục này thường được biết đến với tên gọi "Phép màu Kinh tế Đức", hay được người Đức gọi là "Wirtscaftswunder". Kinh tế Tây Đức được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa tư bản đã có bước tiến vượt bậc, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm kỷ lục từ 11% còn 0,7% trong giai đoạn năm 1950-1965. Vào năm 1958, sản xuất công nghiệp ở Tây Đức tăng 4 lần so với một thập kỷ trước đó.

Ở Đông Đức, với sự tiếp quản của Liên Xô lúc này đang đối nghịch với Mỹ đã từ chối tiếp nhận khoản viện trợ của kế hoạch Marshall. Lúc này, các kế hoạch phát triển kinh tế - chính trị theo đường lối xã hội chủ nghĩa tại Đông Đức không chỉ bị phương Tây phớt lờ mà còn nhận được sự bất hợp tác thậm chí là nổi dậy của người dân tại Đông Đức. Năm 1989, trong bối cảnh mới của Chiến tranh lạnh bắt đầu, kinh tế Đông Đức đứng trước bờ vực sụp đổ và đối mặt với tình trạng biểu tình liên tục của người dân.

Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990, gần một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay. Từ đó, đời sống chính trị - xã hội trên toàn nước Đức nhanh chóng ổn định, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho phát triển kinh tế. Sự tái thống nhất đất nước đúng với nguyện vọng và đức tin của người Đức về một đất nước thống nhất, một nước Đức của châu Âu, bảo vệ châu Âu. Đức đã từng bước khẳng định vị thế là "linh hồn của Liên minh EU" và là cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc Âu và Nam Âu, giữ vai trò đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển EU. Ngày nay, Đức là quốc gia đông dân nhất trong khối Liên minh châu Âu với hơn 83,6 triệu người sinh sống trên diện tích 348.520 km2, nằm ở giữa châu Âu và có chung đường biên giới với 9 nước, là quốc gia Top of FormBottom of Form có nền kinh tế số 1 châu Âu và giữ vị trí thứ 4 trên thế giới về GDP danh nghĩa (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản).

“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 6

Người dân vui mừng trước sự sụp đổ của bức tường Berlin, đánh dấu cột mốc thống nhất nước Đức

Đức đã vực dậy đất nước từ đống tro tàn và vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu; đồng thời có nhiều phát minh đóng góp cho nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử nhờ duy trì những nền tảng cốt lõi như: khát vọng lớn, tinh thần học hỏi, cùng với tinh thần đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình tái thiết và phát triển đất nước. 

Trên con đường đi đến sự thịnh vượng của Đức đều bắt nguồn từ khát vọng lớn luôn chảy trong huyết mạch của mỗi người dân -"Nước Đức vượt lên trên tất cả mọi thứ, hơn bất kể điều gì trên thế giới". Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực học hỏi và một nền tảng khoa học, kỹ thuật vững chắc được tích lũy từ nhiều thế hệ đã giúp Đức nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Chính tinh thần Đức được đúc kết từ sức mạnh của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và sự toàn kết sức mạnh dân tộc đã giúp quốc gia này vượt qua mọi nghịch cảnh từng bước khẳng định vị thế của mình ở khu vực và thế giới.

“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II ảnh 7  

(Đón đọc kỳ sau: Nhật Bản – Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời.”

MỚI - NÓNG