Có nên mua thêm bảo hiểm sức khoẻ khi đã có bảo hiểm y tế?

0:00 / 0:00
0:00
Trên 90% người dân Việt Nam đã có bảo hiểm y tế, song bảo hiểm sức khoẻ là cần thiết để trang trải chi phí điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý nghiêm trọng và giúp khách hàng có thêm nhiều tiện lợi khi thăm khám.

“Tôi là nhân viên thiết kế làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ trong mảng bán hàng online, có phúc lợi về bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, do doanh nghiệp nhỏ nên không có thêm quyền lợi về bảo hiểm sức khoẻ như nhiều công ty khác. Tôi phân vân có nên bỏ tiền túi tự mua bảo hiểm sức khoẻ thêm cho mình hay không, vì thấy việc thăm khám theo bảo hiểm y tế phải đúng tuyến và nhiều lúc bất tiện.” Hoàng Tuấn (24 tuổi, Hà Nội)

Bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe đều giúp bảo vệ khách hàng trước những rủi ro về sức khỏe.

Trong đó, bảo hiểm y tế do nhà nước cung cấp, nhằm phục vụ mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Người dân được bảo hiểm y tế chi trả khi khám chữa bệnh đúng tuyến, theo nơi đăng ký ban đầu được ghi trên thẻ. Trong trường hợp khám bệnh trái tuyến (chẳng hạn các bệnh nhân ở tỉnh lên khám bệnh tại các bệnh viện trung ương), người bệnh cần xin giấy chuyển tuyến để được bảo hiểm y tế chi trả.

Có nên mua thêm bảo hiểm sức khoẻ khi đã có bảo hiểm y tế? ảnh 1

Hiện nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam ở mức cao, trên 90%, giúp người dân được tiếp cận với dịch vụ thăm khám chữa bệnh và hỗ trợ chi phí từ nhà nước. Bảo hiểm y tế có phạm vi chi trả cơ bản theo các chi phí điều trị/thuốc men nằm trong danh mục quy định của nhà nước. Bảo hiểm y tế không chi trả cho các khoản chi phí dịch vụ, và chỉ chi trả cho các chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở Việt Nam.

Trong khi đó, bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm của các công ty bảo hiểm, sẽ chi trả phần còn lại sau khi bảo hiểm y tế đã chi trả cho người bệnh. Bảo hiểm sức khỏe không phân chia theo tuyến, cho phép khách hàng tự do lựa chọn cơ sở điều trị. Hầu hết cơ sở y tế đều được bảo hiểm sức khỏe chấp thuận chi trả, ngoại trừ các đơn vị không có chức năng điều trị như nhà an lão, nhà dưỡng lão…

Có hai lý chính vì sao bạn nên có thêm bảo hiểm sức khoẻ, dù đã có bảo hiểm y tế.

Thứ nhất, phải khẳng định bảo hiểm y tế là rất tốt, song việc sử dụng mỗi loại bảo hiểm này không đủ trang trải chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý nghiêm trọng. Ví dụ, thống kê cho thấy chi phí điều trị ung thư trung bình khoảng 176 triệu mỗi năm, trong đó được bảo hiểm y tế chi trả khoảng 52 triệu đồng. Bệnh nhân ung thư và người nhà do đó vẫn cần bỏ tiền túi khoảng 124 triệu mỗi năm để chạy chữa nếu không có thêm các loại bảo hiểm khác.

Nhiều chi phí về xét nghiệm, sinh thiết ung thư cũng không thuộc diện chi trả của bảo hiểm y tế. Có những trường hợp thuốc điều trị ung thư không thuộc danh sách chi trả của bảo hiểm y tế, người bệnh muốn chữa trị cần tự bỏ 100% chi phí để sử dụng thuốc ngoài bảo hiểm. Vì thế, không nên dựa hết 100% vào bảo hiểm y tế. Đồng thời, với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cao và rủi ro sức khoẻ có chiều hướng đi xuống, nhiều chuyên gia cũng đặt ra vấn đề về áp lực quá tải lên quỹ bảo hiểm y tế.

Thứ hai, việc sử dụng bảo hiểm sức khoẻ cho phép bệnh nhân và người nhà được lựa chọn các cơ sở thăm khám, dịch vụ chữa trị một cách tiện lợi hơn, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi. Hiện nay, đa phần các gói bảo hiểm sức khỏe còn có thêm dịch vụ bảo lãnh viện phí, bảo hiểm khi điều trị tại nước ngoài.

Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây.

Đầu tiên, bạn nên xác định rõ nhu cầu cá nhân để tìm hiểu và chọn ra gói bảo vệ phù hợp. Ví dụ, bạn đang quan tâm đến quyền lợi thai sản, quyền lợi điều trị ung thư hay quyền lợi nằm viện? Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm sức khỏe.

Tiếp đó, bạn cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý một cách chính xác và trung thực khi đăng ký yêu cầu tham gia bảo hiểm. Công ty bảo hiểm có thể từ chối chi trả quyền lợi nếu phát hiện bạn kê khai không đầy đủ và đúng sự thật về tình hình sức khỏe của bản thân.

Đặc biệt, trước khi quyết định mua bảo hiểm sức khỏe, bạn cần đọc kỹ các quyền lợi và điều khoản của sản phẩm mà mình muốn tham gia và nắm rõ các trường hợp loại trừ để tránh những hiểu lầm không đáng có về sau. Ví dụ, thời gian chờ của mỗi quyền lợi bảo hiểm là bao lâu? Những bệnh nào sẽ bị loại trừ và không được bảo hiểm?...

Cuối cùng, bạn cần lưu ý rằng bảo hiểm sức khỏe không có giá trị hoàn lại, nghĩa là đây không phải là một loại hình bảo hiểm có yếu tố tích lũy hay đầu tư. Dù vậy, bạn nên tham gia càng sớm càng tốt, khi còn khỏe mạnh để tránh bị loại trừ các bệnh nền và được chi trả khi có bệnh về sau.

Hiện nay, thị trường có nhiều dòng bảo hiểm sức khỏe, đáp ứng đa dạng nhu cầu bảo vệ của người dân. Chi phí mua bảo hiểm sức khoẻ cũng cực kỳ rẻ, ví dụ với độ tuổi 30, mức phí dưới 2 triệu một năm.

“Hiện, có những sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có nhiều cải tiến mới như “Sống khoẻ mỗi ngày”. Sản phẩm này có phí mua tương đối thấp, hạn mức chi trả cao cho điều trị nội trú; đồng thời chi trả các chi phí điều trị đặc biệt như chạy thận, cấy ghép nội tạng, và hỗ trợ chi phí tái tạo tuyến vú sau điều trị ung thư vú… Khác một số dòng bảo hiểm sức khỏe trên thị trường thường yêu cầu bạn phải “mua kèm” các quyền lợi tùy chọn, ví dụ muốn mua quyền lợi thai sản thì phải mua kèm nha khoa hoặc ngoại trú; với sản phẩm này, bạn có thể tùy ý mua thêm các quyền lợi nha khoa, thai sản hoặc ngoại trú phù hợp mà không kèm theo các điều kiện ràng buộc nào cả. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa chi phí của bạn, cũng như nâng cao phạm vi bảo vệ.”

MỚI - NÓNG
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh hưởng thần kinh, đột quỵ, ung thư vì ô nhiễm không khí
TPO - Ở trẻ em và cả người lớn, khi tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn. Bằng chứng mới nổi cũng cho thấy ô nhiễm không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường và sự phát triển thần kinh ở trẻ em.