Cơ hội chữa 80 bệnh cho con nhờ lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn

Cơ hội chữa 80 bệnh cho con nhờ lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn
TPO - PGS.TS.Vũ Bá Quyết - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho biết, trong dây rốn có chứa rất nhiều tế bào gốc, tách được tế bào gốc và lưu trữ lại là một tài nguyên vô cùng quý giá để chữa được tới khoảng 80 bệnh lý trong đó có các bệnh nan y như: bệnh ung thư máu, các bệnh rối loạn về máu, bệnh tự kỷ, bệnh ngạt sơ sinh, các bệnh đột quỵ hoặc tim mạch sau này….

Theo ông Quyết, mỗi năm bệnh viện có hơn 20.000 ca sinh nên có số lượng tế bào gốc rất lớn. Tại Việt Nam hàng năm có nhiều ca bệnh cần điều trị bằng liệu pháp tế bảo gốc phải hầu hết đi ra nước ngoài điều trị với chi phí rất cao. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ ngay sau khi sinh để đề phòng nhưng trường hợp khi cần điều trị bệnh cho trẻ.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hợi, Giám đốc Trung tâm tế bào gốc cho biết, khách hàng đăng ký lưu trữ dây cuống rốn sẽ được ký hợp đồng trong thời gian 18 năm. Sau 18 năm, em bé – người được lưu trữ cuống rốn lúc mới sinh đã lớn và có thể tiến hành ký kết một cách độc lập. Nếu trong trường hợp người này có mong muốn ký kết tiếp hợp đồng thì Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn sẽ tiếp tục ký kết với khách hàng hoặc không muốn ký kết nữa thì hợp đồng sẽ chấm dứt. Về chi phí dịch vụ, năm đầu tiên khi thực hiện hợp đồng lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, gia đình chi phí khoảng 25 triệu đồng và những năm sau, mỗi năm là 2,5 triệu đồng cho công tác lưu trữ.

Sản phụ sinh thường hoặc sinh mổ đều có thể lấy máu dây cuống rốn được. Số lượng máu dây cuống rốn cần đảm bảo đủ. Lượng máu tối thiểu, trung bình lấy ra được từ em bé phải đảm bảo từ 80 ml trở lên tương đương với những em bé khoảng 36 tuần tuổi, cân nặng 2,5 kg thì khả năng lưu trữ mới thành công. Nếu em bé sinh non tháng quá sẽ dẫn tới tình trạng số lượng dây cuông rốn ít, việc lưu trữ sẽ khó khăn hơn. Tế bào gốc khi tách phải đảm bảo làm sao để vẫn còn sống sau khi tách, đảm bảo vô trùng tuyệt đối, không đươc nhiềm khuẩn. Khi trữ lạnh, tế bào sẽ được “ngủ” ở điều kiện âm 196 độ. Khi người bệnh cần sử dụng sẽ rã đông tế bào và truyền hoặc ghép tế bào gốc trong trị liệu cho người bệnh. Do vậy, một trong những nguyên tắc khi trưc tế bào gốc này là tế bào phải sống được thời gian lâu tối đa nhất. Nếu trong trường hợp số lượng tế bào gốc lấy được quá ít thì sẽ không thành công.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hợi cũng cho biết, trong quá trình khám thai, các bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ biết về dịch vụ lưu trữ này sẵn có trong Bệnh viện Phụ sản T.Ư. Cặp vợ chồng sẽ quyết định, sau đó được các chuyên gia tư vấn, thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc (như bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan B, C hay các bệnh lý về máu có liên quan…). Thai phụ sẽ được tiếp tục theo dõi, xem là sinh thường hay sinh mổ… đều có thể lấy máu cuống rốn được.

Trong sáng 5/4, hợp đồng lưu mẫu máu cuống rốn, tế bào gốc đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã được thực hiện. Sản phụ là chị Phùng Thanh Huyền, ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội.

 
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).