Với một người trực tiếp theo dõi chương trình này- phát trên kênh ITV1 hai năm liền như tôi, cũng cảm thấy ngỡ ngàng, thử tìm lời giải thích, để rồi xem người lại ngẫm đến ta.
Văn hóa internet. Internet giờ không thể thiếu trong cuộc sống của hàng tỉ người. Nếu khai thác hiệu quả, internet có thể đưa một cá nhân, một đất nước, một hiện tượng văn hóa phổ biến ra khắp thế giới trong khoảng thời gian cực ngắn.
Cộng hưởng giá trị. Sở dĩ tất cả đều yêu mến Susan và qua đó nước Anh được quảng cáo miễn phí, là vì những giá trị thể hiện qua phần trình diễn của Susan có ở mọi nơi, tiềm ẩn trong mỗi người bất kể tuổi tác, tôn giáo và chủng tộc. Đó là không từ bỏ ước mơ, là phấn đấu không ngừng,vững bước theo đuổi mục đích bất kể điều tiếng của người đời.
Cơ hội cho tất cả. Nếu biết tận dụng, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc có thể khai thác các cá nhân tài năng thông qua việc tạo cơ hội cho tất cả. Simon, vị giám khảo khó tính và thẳng thắn của cuộc thi, từng nhắc đi nhắc lại:
Điều tôi yêu thích ở chương trình này là một cậu bán điện thoại di động, hoặc một cô thu ngân ở siêu thị cũng có thể tỏa sáng. Việc không giới hạn thể loại dự thi cũng đảm bảo mọi tài năng đều có thể phát huy.
Ở ta, nếu mỗi cơ quan, công sở đều làm được như vậy- tạo cơ hội cho cá nhân thể hiện tài năng, thì điều kỳ diệu sẽ đến?
Tương tác. Đây là xu hướng của xã hội hiện đại, mà ở đó thay vì thụ động chịu sự điều chỉnh của xã hội, mỗi người đều có vai trò tích cực trong việc hình thành các giá trị, và thưởng thức thành quả văn hóa nghệ thuật chung. Điều mà có lẽ công dân nào cũng muốn.
Chu đáo, chuyên nghiệp. Xem “Nước Anh có tài năng”, từ hậu trường đến sân khấu, giám khảo… đều thấy sự chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp này không phải là đóng kịch, mà là chuyên nghiệp trên một phông văn hóa chuyên nghiệp. Đây là điều khó, nhưng cần thiết trong hoạt động văn hóa đỉnh cao.
Đẳng cấp của người dẫn dắt. Ở đây là người dẫn chương trình và cả giám khảo. Xem “Nước Anh có tài năng” thấy thí sinh có thể bình thường, nhưng người dẫn dắt phải đẳng cấp. Sự chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế của người dẫn dắt đã đảm bảo cho chương trình thành công từ bước khởi đầu.
Điều này, suy cho cùng, không chỉ đúng với một cuộc thi ở Anh, hay giới hạn trong một hoạt động văn hóa văn nghệ, mà có thể mở rộng ra các nước khác, trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục..v.v ..
Tóm lại, thành công của cuộc thi “Nước Anh có tài năng” nói chung và những người tham gia như Susan nói riêng, là một điều có thể dự đoán trước. Thế rồi, như đã nói, xem người lại ngẫm đến ta…
Giáp Văn
(Liverpool, Anh)
(*) Susan Boyle sinh ngày 1/4/1961 tại Blackburn, Scotland. Mẹ sinh khó, nên bà bị tổn thương não do thiếu ô-xy. Học hành ít nên bà ở nhà nội trợ và chăm sóc mẹ già. Bà sống độc thân cùng một chú mèo nhỏ ở làng quê hẻo lánh, thất nghiệp và “chưa từng được hôn”. Ngày 11/4/09 phần trình diễn bài hát “Tôi mơ một giấc mơ” tại vòng 1 cuộc thi “Nước Anh có tài năng” được phát sóng, đưa lên youtube khiến bà trở nổi tiếng khắp thế giới.