Cô giáo 'đi vắng cả năm' vẫn nhận lương cao

Cô giáo 'đi vắng cả năm' vẫn nhận lương cao
Không phải soạn giáo án, không phải đứng lớp nhưng bà Hằng vẫn có khoản thu nhập mỗi tháng khoảng 2,6 triệu đồng từ ngân sách nhà nước.
Ông Vũ Minh Tâm khẳng định: “Cô Hằng không giảng dạy và thuê người khác dạy thay là có”
Ông Vũ Minh Tâm khẳng định: “Cô Hằng không giảng dạy và thuê người khác dạy thay là có”.

Theo thông tin một số bạn đọc phản ánh, hiện nay tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có trường hợp giáo viên trong biên chế không tham gia giảng dạy nhưng vẫn được hưởng các chế độ của ngành giáo dục.

Cụ thể là bà Vũ Thúy Hằng, giáo viên biên chế tại trường Tiểu học xã Nam Hồng đã “đi vắng” và không đến trường gần một năm nay. Trong thời gian bà Hằng “đi vắng” thì vẫn được nhận các chế độ như một người công chức đang tham gia công tác bình thường. Điều này khiến nhiều người bức xúc đề nghị được làm rõ.

Ông Vũ Minh Tâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Hồng cho biết: “Cô Hằng không giảng dạy và thuê người khác dạy thay là có”. Lý do mà bà Hằng không tham gia giảng dạy là bà Hằng đi viện để điều trị bệnh.

Theo đó, bằng chứng mà ông Tâm đưa ra để khẳng định là bà Hằng bị bệnh chỉ là một kết quả giải phẫu bệnh và xét nghiệm huyết học. Chẳng lẽ hồ sơ bệnh án chỉ có thế mà bà Hằng cũng được trường Tiểu học Nam Hồng và các cơ quan chức năng huyện Tiền Hải giải quyết cho nghỉ dạy gần 1 năm nay?

Được biết, mức lương của bà Hằng được hưởng hiện nay mỗi tháng là 3,7 triệu đồng/tháng. Theo ông Tâm thì bà Hằng đã trích ra 1,05 triệu đồng từ số lương trên để trả cho người dạy thay bà Hằng.

Như vậy, không phải soạn giáo án, không phải đứng lớp nhưng bà Hằng vẫn có khoản thu nhập mỗi tháng khoảng 2,6 triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Câu hỏi đặt ra, nếu sở giáo dục nào cũng có nhiều người làm được như bà Hằng thì công tác quản lý trong ngành giáo dục còn được giữ vững?

Vậy ai đã làm “lá chắn” cho bà Hằng, để bà Hằng có thể “ngồi chơi xơi nước” mà vẫn được hưởng các chế độ như những người giáo viên khác?

Theo ông Tâm cho biết thì trường Tiểu học xã Nam Hồng đã đề nghị Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ huyện Tiền Hải về trường hợp của bà Hằng nhưng không được giải quyết. Ông Tâm cũng bày tỏ mong muốn: “Tôi mong các cơ quan báo chí làm rõ sự việc của bà Hằng…”!

Cũng theo ông Tâm, có lần ông Tâm bỏ tên của bà Hằng ra khỏi danh sách được duyệt chi tiền lương, nhưng khi trình danh sách không có tên bà Hằng lên phòng kế toán liền bị từ chối chuyển lương cho tất cả cán bộ, giáo viên trong toàn trường.

Điều đó đồng nghĩa với việc bà Hằng đang được bao che, và trường tiểu học xã Nam Hồng là nơi đang bị sức ép để phải chấp nhận có một giáo viên trong biên chế nhưng không tham gia giảng dạy tại trường?

Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm chính thuộc về Phòng Giáo dục, trường Tiểu học xã Nam Hồng và các cơ quan liên quan của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình cần làm rõ để tránh tình trạng gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến tư tưởng của nội bộ ngành giáo dục tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Theo Luật sư Vũ Lợi, Đoàn Luật sư TP Hà Nội thì việc bà Hằng không trực tiếp đứng lớp gần 1 năm nay mà vẫn được hưởng lương và các chế độ khác là vi phạm nghiêm trọng trong việc chi tiền của ngân sách. Mặt khác, Trường Tiểu học Nam Hồng và các cơ quan chức năng huyện Tiền Hải vẫn ký duyệt chi khoản chế độ của bà Hằng có dấu hiệu của hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế”. Hành vi trên là có tổ chức, vì liên quan đến nhiều người có trách nhiệm của huyện Tiền Hải và trường Tiểu học Nam Hồng…

Theo Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.