Có gì trong Festival Huế

Có gì trong Festival Huế
TP - Hàng loạt hoạt động phong phú sẽ diễn ra tại Festival Huế, trước cả giờ khai mạc.

> Khai trương Trung tâm Báo chí Festival Huế

Gốm ký kiểu thời Nguyễn trong triển lãm cổ vật
Gốm ký kiểu thời Nguyễn trong triển lãm cổ vật .

- 40 đoàn nghệ thuật nước ngoài góp vui. Có một số đoàn độc đáo như: Đoàn nghệ thuật trống Bathiholic đến từ cố đô di sản Kyoto- Nhật Bản, đoàn múa thổ dân Descendant (Australia).

Đoàn nghệ thuật đường phố Carabosse, (Pháp) với các chương trình biểu diễn sắp đặt lửa, pháo hoa diễn ra tại các địa điểm công cộng thơ mộng, gắn với các công trình kiến trúc tiêu biểu.

- Lễ hội Thiên hạ thái bình trên sông Hương đêm 12-4, là đại cảnh với nhiều tiểu cảnh, những câu chuyện biểu thị khát vọng cuộc sống thái bình của dân tộc Việt Nam thông qua các hình thức diễn xướng như: ngâm thơ, bình, hoạt cảnh, ca múa nhạc cung đình, ca múa nhạc dân gian Huế.

Lễ hội được xây dựng thành ba chương, chín hồi. Chương I: Nước ngàn năm văn hiến. Chương II: Muôn dân hưởng thái bình. Chương III: Thịnh vượng một trời Nam.

Lễ hội khai thác vẻ đẹp lấp lánh, huyền ảo của sông Hương về đêm, gắn với cảnh quan, di sản đôi bờ. Phô diễn sản phẩm nghề truyền thống như: lồng đèn, hoa giấy, tranh thờ, hoa đăng, các loại đèn, đuốc, pháo hoa chiếu sáng trên sân khấu và trên mặt nước, khói, sóng.

Tạo không gian diễn xướng lý tưởng cho các loại hình âm nhạc cung đình, âm nhạc dân gian Huế. Huy động tối đa đại nhạc, tiểu nhạc, các điệu múa, điệu hò vui tươi trong suốt chương trình.

- Phòng triển lãm Cổ vật Văn hoá Huế của 9 nhà sưu tầm từ 5 đến 14-4, tại 4 Hoàng Hoa Thám. Nhà sưu tầm Hồ Anh Tuấn (Đà Nẵng) trưng bày gốm cổ Chămpa. Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi) đem đến ba bộ sưu tập: Đồ trang sức Sa Huỳnh; gốm men nâu thời Minh trục vớt trên con tàu đắm ở Bình Thuận; bộ đồ gốm Chu Đậu được sắp đặt mô hình bản đồ Việt Nam, có các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Các cuộc triển lãm khác tại Đại Nội Huế. Dọc Trường Lang nối với Duyệt Thị Đường trưng bày bộ ảnh chủ đề Sắc Huế của Đào Hoa Nữ. Khu vực Trường Lang nối với cung Diên Thọ, Hội Hữu nghị Việt - Nhật trưng bày bộ ảnh Thắng cảnh Việt Nam của Teruyo Iwahori.

Tại Phủ Nội vụ, Nhóm Dự án Đào tạo, Bảo tồn trùng tu Đức triển lãm Dấu ấn và diệu kỳ, khám phá ý nghĩa của các hình tượng trang trí trong kiến trúc Huế. Tại Vườn Cơ Hạ có triển lãm Nghệ thuật cây cảnh và trưng bày thư pháp chữ Hán.

Vào các Đêm Hoàng cung, tại đây ngâm thơ xưa viết về vườn ngự cung đình Huế. Cung Trường Sanh thì triển lãm tranh sơn mài, sơn dầu, màu nước và tranh gương về di tích và cảnh vật Huế.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.