Lò Thị Mai không phủ nhận mình may mắn khi lấy chồng Tây, nhưng bản thân cũng phải nỗ lực rất nhiều. Hiện tại, khi đã ly hôn, cô có thể tự lo cho bản thân.
Lò Thị Mai chia sẻ về chuyện ly hôn chồng, sống một mình ở Bỉ
"Mai ly hôn rồi" - dòng thông báo ngắn gọn được "cô bé H'Mông" Lò Thị Mai (27 tuổi) viết dưới clip gần nhất khi chia sẻ về cuộc sống hiện tại.
Mai là "hiện tượng mạng" Việt Nam năm 2005 qua clip nói tiếng Anh lưu loát với khách du lịch ở Sa Pa. Cũng từ "vùng đất sương mù" của tỉnh Lào Cai, cô quen biết, yêu rồi kết hôn với doanh nhân người Bỉ Steve Houbrechts (36 tuổi).
Tranh thủ trò chuyện với phóng viên vào 5h sáng (giờ Bỉ) trước khi đi làm, "cô bé H'Mông" năm nào nói bằng giọng hơi ngọng, nhiều lần phải diễn đạt bằng tiếng Anh vì không nhớ từ tương đương trong tiếng Việt.
Khi được phóng viên gợi ý nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, Mai mới thổ lộ trước nay không quá giỏi tiếng Kinh. Cô viết tiếng Việt không dấu, không đúng chính tả. Cộng thêm việc học cùng lúc nhiều ngoại ngữ, cô nghe được tiếng Việt, nhưng để trả lời hết ý phải rất cố gắng.
"Hiểu cho Mai nhé", cô nói.
Mai là "hiện tượng mạng" Việt Nam năm 2005 qua clip nói tiếng Anh lưu loát với khách du lịch ở Sa Pa. Cũng từ "vùng đất sương mù" của tỉnh Lào Cai, cô quen biết, yêu rồi kết hôn với doanh nhân người Bỉ Steve Houbrechts (36 tuổi).
Tranh thủ trò chuyện với phóng viên vào 5h sáng (giờ Bỉ) trước khi đi làm, "cô bé H'Mông" năm nào nói bằng giọng hơi ngọng, nhiều lần phải diễn đạt bằng tiếng Anh vì không nhớ từ tương đương trong tiếng Việt.
Khi được phóng viên gợi ý nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, Mai mới thổ lộ trước nay không quá giỏi tiếng Kinh. Cô viết tiếng Việt không dấu, không đúng chính tả. Cộng thêm việc học cùng lúc nhiều ngoại ngữ, cô nghe được tiếng Việt, nhưng để trả lời hết ý phải rất cố gắng.
"Hiểu cho Mai nhé", cô nói.
Lò Thị Mai "gây bão" mạng với clip nói tiếng Anh lưu loát năm 2005 nay đã có cuộc sống ổn định tại Bỉ.
'Mai may mắn, nhưng phải nỗ lực không kém'
Năm 2007, Steve Houbrechts lần đầu gặp Lò Thị Mai khi tới Sa Pa du lịch. Nhờ khả năng nói tiếng Anh và sự tự tin, nam doanh nhân người Bỉ nhanh chóng bị cô bé H'Mông thu hút.
Chàng trai 24 tuổi khi ấy cảm mến cô bé 15 tuổi và năm nào cũng đến Việt Nam 2 tuần, lên Sa Pa, tìm gặp Mai.
5 năm sau, Steve chính thức ngỏ lời cầu hôn và nhận được cái gật đầu của Mai.
Trước khi sang Bỉ sinh sống, Mai được chồng hỗ trợ sang Singapore du học ngành y trong một năm. Trong suy nghĩ của những người dân ở quê Mai khi ấy, "du học" là điều gì đó lạ lẫm, xa vời.
Ban đầu, gia đình Mai không ủng hộ việc con gái một mình sang nước khác du học vì sợ "lạ nước lạ cái", không có ai chăm sóc. Quãng đường 7 km từ nhà ở bản Lao Chải lên thị trấn Sa Pa có khi còn khó khăn, nữa là quãng đường từ đây "đi Tây".
Tuy nhiên sau một thời gian thuyết phục, bố mẹ cũng đồng ý.
Từ một cô gái vì điều kiện khó khăn, vừa phải đi học, vừa rong ruổi bán hàng để phụ kinh tế gia đình, cô trở thành du học sinh.
"Vốn nhanh nhẹn, những khó khăn ở môi trường mới không làm khó mình được. Nói dễ dàng thì không đúng, nhưng thời điểm ấy, đó là lối thoát duy nhất. Không học được mình cũng chẳng thể quay về."
Năm 2007, Steve Houbrechts lần đầu gặp Lò Thị Mai khi tới Sa Pa du lịch. Nhờ khả năng nói tiếng Anh và sự tự tin, nam doanh nhân người Bỉ nhanh chóng bị cô bé H'Mông thu hút.
Chàng trai 24 tuổi khi ấy cảm mến cô bé 15 tuổi và năm nào cũng đến Việt Nam 2 tuần, lên Sa Pa, tìm gặp Mai.
5 năm sau, Steve chính thức ngỏ lời cầu hôn và nhận được cái gật đầu của Mai.
Trước khi sang Bỉ sinh sống, Mai được chồng hỗ trợ sang Singapore du học ngành y trong một năm. Trong suy nghĩ của những người dân ở quê Mai khi ấy, "du học" là điều gì đó lạ lẫm, xa vời.
Ban đầu, gia đình Mai không ủng hộ việc con gái một mình sang nước khác du học vì sợ "lạ nước lạ cái", không có ai chăm sóc. Quãng đường 7 km từ nhà ở bản Lao Chải lên thị trấn Sa Pa có khi còn khó khăn, nữa là quãng đường từ đây "đi Tây".
Tuy nhiên sau một thời gian thuyết phục, bố mẹ cũng đồng ý.
Từ một cô gái vì điều kiện khó khăn, vừa phải đi học, vừa rong ruổi bán hàng để phụ kinh tế gia đình, cô trở thành du học sinh.
"Vốn nhanh nhẹn, những khó khăn ở môi trường mới không làm khó mình được. Nói dễ dàng thì không đúng, nhưng thời điểm ấy, đó là lối thoát duy nhất. Không học được mình cũng chẳng thể quay về."
Mai kết hôn với doanh nhân Steve Houbrechts năm 2012 và có hai con trai.
Thứ tiếng Anh "học lỏm" khi tự nghe khách du lịch trò chuyện, gia đình không ai biết, trường học không ai dạy, trước là "cần mưu sinh" để bán đồ lưu niệm, giờ đây trở thành ngôn ngữ Mai dùng nhiều nhất. Sau 1 năm học ở đảo quốc sư tử, cô theo chồng về Bỉ học tiếp nghiệp vụ y tá rồi xin vào một bệnh viện gần nhà. Chứng kiến những thay đổi của Mai, nhiều người khi đó nhận xét "cô bé H'Mông" may mắn, đổi đời nhờ lấy được "chồng Tây". Lò Thị Mai không phủ nhận, song cô cho biết bản thân cũng phải nỗ lực rất nhiều để có được hạnh phúc. Những khó khăn của ngày mới sang nước ngoài sinh sống rất nhiều, nhưng giờ khi nhìn lại, Mai chỉ nói gọn "đã qua cả rồi". "Khi mới sang, mình gặp rất nhiều khó khăn để làm quen với môi trường mới, từ việc học tiếng Hà Lan, học luật pháp và văn hóa ở đây. Ở Bỉ rất khác ở Việt Nam, nếu kể hết ra thì nhiều lắm", Mai nói với Zing.vn.
Cô gái 27 tuổi hòa nhập nhanh với công việc ở bệnh viện.
Giữa bao thứ lạ lẫm, điều làm cô gái H'Mông thấy khó làm quen nhất là đồ ăn phương Tây. Vì chồng không ăn được đồ Việt Nam, Mai phải học nấu món Bỉ từ mẹ chồng và cũng không thể nấu đồ Việt ở nhà.
Từ cô bé quen ăn cơm với canh, Mai dần làm quen với khoai tây nghiền, mì Ý, bít tết hay bánh mì mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc phải xa gia đình, bạn bè thân quen để tới một đất nước xa lạ không khỏi khiến Mai có khoảng thời gian khó khăn vì nhớ nhà, nhớ quê hương.
"Cũng có những ngày buồn lắm, nhớ nhà rất nhiều. Nhưng vẫn là câu nói cũ: Mình chẳng thể quay về".
Hiện, Mai vẫn làm công việc y tá. Cô cho biết mình và chồng quyết định chia tay mới gần đây, vì nhiều lý do không tiện nhắc.
Cô gái 27 tuổi chia sẻ không có ý định về Việt Nam sinh sống, ít nhất là hiện tại. Với cô, việc quan trọng nhất bây giờ là được ở gần và chăm sóc hai con trai.
"Sau khi mình nói đã ly hôn, có nhiều người ở Việt Nam nhắn tin hỏi thăm, động viên mình. Mình rất biết ơn và trân trọng sự yêu mến của mọi người. Giờ thì mình tự lo được cho bản thân vì đã quen với công việc, văn hóa bên này rồi", Mai nói.
Từ cô bé quen ăn cơm với canh, Mai dần làm quen với khoai tây nghiền, mì Ý, bít tết hay bánh mì mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc phải xa gia đình, bạn bè thân quen để tới một đất nước xa lạ không khỏi khiến Mai có khoảng thời gian khó khăn vì nhớ nhà, nhớ quê hương.
"Cũng có những ngày buồn lắm, nhớ nhà rất nhiều. Nhưng vẫn là câu nói cũ: Mình chẳng thể quay về".
Hiện, Mai vẫn làm công việc y tá. Cô cho biết mình và chồng quyết định chia tay mới gần đây, vì nhiều lý do không tiện nhắc.
Cô gái 27 tuổi chia sẻ không có ý định về Việt Nam sinh sống, ít nhất là hiện tại. Với cô, việc quan trọng nhất bây giờ là được ở gần và chăm sóc hai con trai.
"Sau khi mình nói đã ly hôn, có nhiều người ở Việt Nam nhắn tin hỏi thăm, động viên mình. Mình rất biết ơn và trân trọng sự yêu mến của mọi người. Giờ thì mình tự lo được cho bản thân vì đã quen với công việc, văn hóa bên này rồi", Mai nói.
Lò Thị Mai về Việt Nam thăm gia đình 1-2 lần mỗi năm. Cô cũng thường xuyên mua quà tặng các em ở quê nhà.
Sẽ đưa hai con về Việt Nam chơi
Bên nhau 7 năm, Mai và Steve có với nhau hai con trai, một 4 tuổi và một 3 tuổi. Hiện, hai bé luân phiên sống với mẹ và bố nhưng chủ yếu sống cùng bố vì công việc của Mai bận rộn, không thể chăm sóc con chu đáo.
Ở nhà, ngoài tiếng Hà Lan, hai cậu bé được mẹ dạy một chút tiếng Việt và H'Mông, đủ để nói vài câu đơn giản. Mai định hướng hai con học thêm tiếng Anh và Pháp.
Chia sẻ về mối quan hệ với gia đình nhà chồng, bà mẹ hai con nói: "Mình ly hôn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt với bố mẹ chồng. Mình chưa từng cãi nhau với mẹ chồng, bà ấy cũng coi mình như con gái. Sắp tới, mình định cùng bố mẹ chồng đưa hai con về Việt Nam chơi".
Khi được hỏi liệu cô có đồng tình với suy nghĩ "cứ lấy chồng Tây là đổi đời" của một bộ phận giới trẻ hiện nay, "cô bé H'Mông" nhận định: "Không hẳn đâu".
"Quyết định theo chồng Tây sang nước họ sinh sống, mình phải chấp nhận xa gia đình, quê hương, phải học cách thích nghi với văn hóa, ngôn ngữ của họ, điều đó không hề đơn giản", cô kể.
Bằng chứng là khi mới quen Steve, hai người mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu. Cô không vội vàng gật đầu ngay chỉ vì cái mác "trai Tây".
Rồi khi đồng ý về một nhà với anh, cô cũng chủ động cố gắng trong việc học, công việc để hòa hợp với cuộc sống của chồng. Trong thời gian ở Bỉ, cô phấn đấu để có sự nghiệp riêng.
Và giờ, khi hai người quyết định rẽ hai ngả khác nhau, Lò Thị Mai cho biết có thể tự lo cho bản thân.
Ở nhà, ngoài tiếng Hà Lan, hai cậu bé được mẹ dạy một chút tiếng Việt và H'Mông, đủ để nói vài câu đơn giản. Mai định hướng hai con học thêm tiếng Anh và Pháp.
Chia sẻ về mối quan hệ với gia đình nhà chồng, bà mẹ hai con nói: "Mình ly hôn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt với bố mẹ chồng. Mình chưa từng cãi nhau với mẹ chồng, bà ấy cũng coi mình như con gái. Sắp tới, mình định cùng bố mẹ chồng đưa hai con về Việt Nam chơi".
Khi được hỏi liệu cô có đồng tình với suy nghĩ "cứ lấy chồng Tây là đổi đời" của một bộ phận giới trẻ hiện nay, "cô bé H'Mông" nhận định: "Không hẳn đâu".
"Quyết định theo chồng Tây sang nước họ sinh sống, mình phải chấp nhận xa gia đình, quê hương, phải học cách thích nghi với văn hóa, ngôn ngữ của họ, điều đó không hề đơn giản", cô kể.
Bằng chứng là khi mới quen Steve, hai người mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu. Cô không vội vàng gật đầu ngay chỉ vì cái mác "trai Tây".
Rồi khi đồng ý về một nhà với anh, cô cũng chủ động cố gắng trong việc học, công việc để hòa hợp với cuộc sống của chồng. Trong thời gian ở Bỉ, cô phấn đấu để có sự nghiệp riêng.
Và giờ, khi hai người quyết định rẽ hai ngả khác nhau, Lò Thị Mai cho biết có thể tự lo cho bản thân.
Lò Thị Mai chưa có ý định về Việt Nam sinh sống.
Hiện ngoài công việc y tá ở bệnh viện, Mai đang học thêm tiếng Pháp. Thời gian rảnh rỗi, cô lập một kênh video có tên Maisu Vlogs để chia sẻ về cuộc sống thường ngày ở Bỉ. Luôn đau đáu về những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Sa Pa, mỗi lần về Việt Nam, Mai hay tự bỏ tiền mua đồ dùng như quần áo, sách vở hay giày tặng hàng trăm em nhỏ. Cô cho biết sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động này trong thời gian tới. "Mình mong các em ở quê sau này có công việc tốt, đừng bỏ học. Hy vọng các em được đi học, biết tiếng Anh bài bản để tìm được việc, không giống như mình ngày xưa chỉ tự học khi đi bán hàng", Lò Thị Mai nói.
Theo Theo Zing