Vào ngày 27/4 hằng năm, Hà Lan tổ chức lễ hội "Ngày của Vua" để mừng sinh nhật Vua Willem Alexander. Ông là con trai trưởng của Nữ hoàng Beatrix và Hoàng thân Claus quá cố. Từ năm 1980, ông là người thừa kế ngôi vua vương quốc Hà Lan.
Vào ngày này, những thương hiệu có nhiều đóng góp cho đất nước sẽ được vinh danh và trao huy hiệu vương miện hoàng gia. Tiêu chí lựa chọn bao gồm: doanh nghiệp phải trên 100 năm tuổi và phải là thể hiện kiến thức chuyên sâu, có giá trị lan tỏa rộng khắp trong lĩnh vực của mình. FrieslandCampina - tập đoàn sở hữu thương hiệu Cô Gái Hà Lan là công ty duy nhất trong ngành sữa nước này được trao danh hiệu Royal (Koninklijk) từ Nữ hoàng Beatrix.
Biểu tượng vương miện trong logo của tập đoàn chứa đựng hành trình 145 năm là minh chứng cho những đóng góp quan trọng của FrieslandCampina đối với ngành sữa Hà Lan và vị thế dẫn đầu trong ngành sữa thế giới. Tập đoàn góp phần đưa chuẩn dinh dưỡng của riêng doanh nghiệp, trở thành chuẩn "sữa Hà Lan" và từ đó được công nhận rộng khắp trên toàn cầu.
Mang đến chất lượng sữa đồng nhất tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, "gia tài" 145 năm của Cô Gái Hà Lan gói gọn trong ba yếu tố: chăm sóc bò với những tiêu chuẩn Hà Lan, quản lý chất lượng từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm theo chuẩn châu Âu cùng đội ngũ nông dân am hiểu công nghệ cao, cần mẫn, kiến thức sâu rộng.
Tiêu chuẩn Hà Lan nghiêm ngặt trong chăm sóc đàn bò
20.000 hộ nông dân trong "đại gia đình" FrieslandCampina luôn chăm sóc bò cẩn thận, coi chúng như thành viên trong gia đình. Bên cạnh quy chuẩn về đồng cỏ, chuồng trại như chuồng phải rộng từ 6 - 10m2, luôn đầy đủ ánh sáng, thoáng khí, thức ăn cho bò là cỏ ủ chua nhiều dinh dưỡng hoặc loại cỏ tươi Alfalfa giúp bò cho sản lượng sữa cao được người nông dân thu hoạch riêng vào sáng sớm. Nông dân còn thường xuyên vuốt ve, trò chuyện để đàn bò vui vẻ, thoải mái cho dòng sữa thanh khiết, trong lành.
Tại Việt Nam, từ việc nuôi bò tự phát, có gì cho ăn đó, các hộ nông dân đã dần cải thiện kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, an toàn và vệ sinh đúng chuẩn. Đến nay, các hộ nông đã có thể tự mình kiểm tra sức khỏe bò, biết bò đang khỏe hay ốm, cỏ cho bò ăn đã đạt chất lượng chưa, kiểm soát tỷ lệ kháng sinh và tạp trùng... Nông dân Việt "chuẩn Hà Lan" thường xuyên được trau dồi kinh nghiệm, kiến thức về việc chăm sóc bò, lấy sữa...
Quy trình quản lý chất lượng đồng bộ
Để luôn giữ vững chuẩn chất lượng hơn 145 năm qua, tại hơn 100 quốc gia, các hộ nông dân tuân thủ các quy định một cách nghiêm ngặt, khắt khe cao độ. Quy trình quản lý chất lượng mang tên Foqus áp dụng đồng bộ, không khoan nhượng tại hơn 100 quốc gia mà tập đoàn đặt chân đến, trong đó có Việt Nam. Hệ thống kiểm tra chất lượng này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn FSSC 22000 và các hệ thống chất lượng toàn cầu như HACCP, GMP với tên gọi chung là "tiêu chuẩn Hà Lan" chuẩn mực của ngành sữa toàn cầu.
Hệ thống bao gồm những quy trình kiểm soát chất lượng sữa chặt chẽ ngay từ khâu nuôi bò, vắt sữa, làm lạnh, sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm sữa. Nhằm mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất các mong đợi của người dùng.
Tại các nhà máy trên toàn thế giới, FoQus cũng đưa ra những chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn rõ ràng phù hợp với đất nước sở tại. Ví dụ tại Việt Nam, các cơ sở sản xuất và phân phối đều có những tiêu chuẩn riêng, đồng thời thực hiện quy định nghiêm ngặt của thế giới, pháp luật Việt Nam. Theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trên, các nhà máy sẽ được phân loại theo các cấp độ từ D (thấp nhất), C, B cho đến A (cấp độ cao nhất). Hiện nhà máy Hà Nam của Cô Gái Hà Lan được đánh giá cấp độ A - cấp cao nhất của Foqus về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế.