Chuyện tình thay đổi lịch sử hôn nhân Mỹ

Richard và Mildred trao nhau nụ hôn khi Richard đi làm về tháng 4-1965 Ảnh: Grey Villet
Richard và Mildred trao nhau nụ hôn khi Richard đi làm về tháng 4-1965 Ảnh: Grey Villet
TP - Cách đây gần 45 năm, 16 bang ở Mỹ coi việc kết hôn giữa những người thuộc chủng tộc khác nhau là vi phạm pháp luật.

Nhưng vào năm 1967, Toà án Tối cao Mỹ chấp nhận cuộc hôn nhân giữa anh Richard Perry Loving, một người da trắng, và chị Mildred Loving - con của một người Mỹ gốc Phi và một người Mỹ bản địa. Cuộc hôn nhân thay đổi lịch sử này đã được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Grey Villet.

Những bức ảnh đen trắng thời đó sẽ được trưng bày tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế ở thành phố New York (Mỹ) từ ngày 20-1 đến 6-5.

20 bức ảnh cho thấy sự âu yếm dịu dàng và sự ủng hộ từ gia đình dành cho Mildred, Richard và 3 con của họ: Peggy, Sidney và Donald.

Bọn trẻ không biết gì về cuộc đấu tranh mà cha mẹ chúng phải đối mặt, nên chúng vẫn hạnh phúc sung sướng khi chơi trên cánh đồng gần nhà hay chia sẻ bí mật với cha mẹ trên ghế sofa. Trong khi đó, cha mẹ chúng trao nhau nụ hôn trước hiên nhà, nhưng gương mặt chưa nguôi vẻ lo âu.

Bộ phim tài liệu The Loving Story của đạo diễn Nancy Buirski nói về tình yêu huyền thoại của cặp đôi này sẽ lên sóng ngày 14-2 trên kênh HBO.

Điều đó không có gì lạ. Tám năm trước, họ tới Washington DC kết hôn để tránh Đạo luật đồng nhất chủng tộc, trong đó cấm người da trắng kết hôn với người khác màu da.

Nhưng khi họ trở lại bang Virginia, cảnh sát ở đó ập vào phòng họ lúc nửa đêm để bắt cặp vợ chồng.

Họ bị kết tội hôn nhân dị chủng năm 1959, và bị giam ở hai nhà tù khác nhau trong một năm cộng với 25 năm án treo nếu họ rời Virginia. Sau khi ra tù, họ trở lại Washington DC và tiến hành một cuộc chiến pháp lý lâu dài để được xoá bỏ tội danh hình sự cũng như biện minh cho mối quan hệ của mình.

Được sự ủng hộ từ Giáo hội Công giáo và Giáo hội Trưởng lão, vợ chồng Loving cuối cùng giành chiến thắng năm 1967, khi Toà án Tối cao kết luận luật chống hôn nhân dị chủng của bang Virginia là không phù hợp Hiến pháp. “Hôn nhân là một trong những quyền công dân cơ bản của con người, cần thiết cho sự sinh tồn của chúng ta,” toà án ra phán quyết.

Sau khi quyết định này được đưa ra, tỷ lệ kết hôn giữa những người khác chủng tộc ở riêng bang Georgia tăng 448 lần. Năm 2007, sau khi chồng qua đời, bà Loving (qua đời một năm sau đó) lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng tính.

“Không có ngày nào qua đi mà tôi không nghĩ về Richard và tình yêu của chúng tôi, quyền được kết hôn của chúng tôi, và ý nghĩ lớn lao của sự tự do kết hôn với người đặc biệt quý giá với mình, dù người khác cho đó là “loại người không đúng” để tôi kết hôn,” bà Loving viết. “Tôi tin tưởng rằng tất cả người Mỹ, không phân biệt chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục, đều có quyền được kết hôn”.

“Tôi không phải con người của chính trị, nhưng tôi tự hào rằng tên của Richard và tôi được ghi trong một vụ án có thể đóng góp vào việc củng cố tình yêu, bổn phận, sự công bằng, và gia đình mà rất nhiều người, da đen hay trắng, già hay trẻ, người đồng tính hay người không đồng tính tìm kiếm trong cuộc đời. Tôi ủng hộ quyền tự do kết hôn cho tất cả mọi người”.

Gia Tùng theo Daily Mail

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.