Chuyện “nối ngôi” ở các tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc

Chuyện “nối ngôi” ở các tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc
TP - Đầu tháng 1/2007, Lee Jay Yong – con trai của Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee – xuất hiện lần đầu trước công chúng trong buổi trình diễn khách hàng điện tử tại Las Vegas (Mỹ).
Chuyện “nối ngôi” ở các tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc ảnh 1
Anh Lee Jay Yong sẽ “nối ngôi” cha trở thành Chủ tịch Samsung

Thoải mái, tự tin, trong cặp kính thời trang, Lee, 38 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard, nói chuyện bằng tiếng Anh lưu loát với những người tham dự, trong đó có cả tỷ phú Rupert Murdoch. Lee khác hẳn với hình ảnh của người cha được cho là cứng nhắc.

Vài tuần sau, Lee được bổ nhiệm làm giám đốc khách hàng – bước đầu tiên để dần tiếp quản vài trò Chủ tịch Samsung từ người cha.

“Nối ngôi” kiểu này dường như là nghịch lý giữa sự bùng nổ về văn hoá kinh doanh của Hàn Quốc cũng như xu hướng hiện đại hoá của các tập đoàn đang vươn rộng ra khắp thế giới.

Hầu hết con cái của các nhà lãnh đạo tập đoàn Hàn Quốc vẫn tiếp tục nhảy lên vị trí quyền lực cao nhất theo cách truyền thống mà một số người cho là lạc hậu, đó là thừa kế từ người cha. Lee chỉ là trường hợp “nối ngôi” gần đây nhất.

Cách đây 2 năm, Hyundai Motor bắt đầu trao quyền lãnh đạo cho Chung Eui Sun, con trai Chủ tịch tập đoàn. Hãng hàng không Korean Air và Asiana cũng có động thái tương tự.

Truyền thống “nối ngôi” trong các tập đoàn vẫn được duy trì, nhưng nét mới là hầu hết các “hoàng tử” đều được đào tạo tại các trường kinh doanh hàng đầu ở Mỹ.

Họ bắt đầu loại bỏ dần kiểu quản lý hiện nay của những người cha Chủ tịch tập đoàn như ưu tiên họ hàng thân thuộc và phát triển kinh doanh theo ngẫu hứng thường ẩn chứa nhiều mạo hiểm.

Thay vào đó, các nhà lãnh đạo trẻ tính toán một cách cẩn trọng, khoa học hơn so với cha chú của họ.

Tại tập đoàn Samsung, hướng phát triển kinh doanh đang bớt “mơ mộng” và có mức độ an toàn cao hơn. Dưới thời ông Lee Kun Hee, cha của Jay Lee, Samsung có nhiều khoản đầu tư dựa vào tài năng phỏng đoán và đã giúp nó trở thành tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới với lợi nhuận năm 2006 lên tới 7,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, những khoản đầu tư theo phỏng đoán này càng trở nên mạo hiểm khi mà những thay đổi về công nghệ thường rất nhanh và khó dự đoán.

Tại các tập đoàn khác như Hyundai, nhà bán lẻ khổng lồ Shinsegae, tổ hợp công nghiệp nặng Doosan…, các nhà lãnh đạo trẻ đang chuẩn bị “nối ngôi” cha cũng có khuynh hướng thay đổi kiểu quản lý truyền thống.

MỚI - NÓNG
Bộ Công an hiến kế giải pháp ổn định thị trường vàng
Bộ Công an hiến kế giải pháp ổn định thị trường vàng
TPO - “Bộ Công an đã tập trung nắm tình hình, tham mưu Chính phủ nhiều vấn đề, trong đó tập trung kiến nghị các giải pháp liên quan an ninh tiền tệ, tập trung sửa đổi một số quy định tại Nghị định 24 về độc quyền vàng miếng SJC”, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết.