Xuất phát điểm là sinh viên Cầu Đường của Đại học Công nghệ Giao thông vận tải nhưng không hợp với ngành, ra trường anh Toàn rẽ sang làm Marketing và kinh doanh online. Sau đó anh nhận ra, CNTT mới là mấu chốt để tự động hóa công việc và tiết kiệm nguồn lực. Càng đào sâu về lĩnh vực này, anh thấy Lập trình là một “mảnh đất đầy màu mỡ” - nhiều cơ hội việc làm, thu nhập có thể tới vài nghìn đô/tháng, có tính ứng dụng cao nên đã nung nấu ý định chuyển ngành.
Như nhiều người chuyển ngành khác, anh Toàn gặp nhiều rào cản về tâm lý, tài chính, trình độ, tuổi tác…“Thời điểm đó, mình đã 25 tuổi, lại có gia đình và con nhỏ nên cũng áp lực và suy nghĩ nhiều lắm. Nào là sợ tuổi tác quá lứa so với các bạn sinh viên, ít cơ hội cạnh tranh khi không có bằng đại học chuyên ngành. Nào là sợ không đảm bảo được tài chính lo cho gia đình. Nào là sợ không cân bằng được thời gian học và làm. Nào là sợ công việc mới không tốt được như công việc hiện tại, rồi hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu vì kiến thức về Lập trình bằng 0” - anh Toàn chia sẻ.
Anh Toàn (áo xanh) đang hướng dẫn học viên làm đồ án |
Tự học thì choáng ngợp với khối lượng kiến thức rộng lớn trên mạng. Học văn bằng 2 tại đại học/cao đẳng thì tốn kém thời gian, chi phí. Những bước khởi đầu chuyển ngành của anh không mấy dễ dàng.
Đang mơ hồ về lĩnh vực mới này, anh Toàn được một người tiền bối (là dân Lập trình khá thành công) chia sẻ rằng, chuyển ngành sang CNTT sẽ đơn giản nếu đủ quyết tâm và đi đúng hướng, ngành này không sợ thất nghiệp nếu làm được việc và nếu giỏi thì thu nhập sẽ cực tốt.
Được tiếp thêm động lực từ tấm gương thành công và chứng kiến thị trường nhân lực IT luôn “đỏ mắt” tìm người, anh Toàn quyết định dấn thân vào con đường này. Để đảm bảo về chất lượng và được cam kết việc làm đầu ra, anh học luôn khóa đào tạo Lập trình viên Quốc tế ADSE tại Aptech - nơi học cũ của tiền bối này.
Ban ngày, anh Toàn tiếp tục làm công việc là một marketer để duy trì nguồn thu nhập cá nhân. Buổi tối, anh tham gia vào lớp học lập trình (3 buổi/tuần) tại Aptech. Thời gian rảnh, anh tranh thủ đọc thêm nhiều tài liệu, thực hành ứng dụng các công nghệ đã học, tham gia vào các buổi bổ trợ kiến thức và chăm chỉ hỏi giảng viên ngay khi gặp khó khăn.
“Vừa học vừa làm nhiều lúc cũng mệt đấy, nhưng mình rất vui vì đã đi đúng hướng. Khóa ADSE chia thành 4 kỳ, mỗi kỳ mình được học những công nghệ khác nhau, làm được những vị trí khác nhau nâng cấp dần về tính ứng dụng. Với người chưa biết gì về Lập trình như mình, việc học theo lộ trình bài bản giúp mình dễ dàng tiếp cận kiến thức, học đúng thứ doanh nghiệp cần, không lan man.” - anh Toàn nói.
Ngay trong học kỳ 1(chưa đến 6 tháng học), anh Toàn đã ứng dụng kiến thức mà Aptech dạy để tự xây dựng 1 website bán hàng online hoàn chỉnh. Lợi nhuận từ dự án nhỏ này giúp anh thu về hơn 1000$/tháng bên cạnh các nguồn thu nhập khác. “Việc thực hành ngay các công nghệ đã học và làm dự án phần mềm tại trường giúp mình hiểu và hứng thú với ngành học này hơn rất nhiều.”
Buổi dạy thực hành của anh Toàn tại Aptech cơ sở 285 Đội Cấn |
Giờ đây chàng trai trẻ ngày nào đã trở thành Nhà sáng lập và điều hành Công ty TNHH Công nghệ Tech888 Việt Nam - chuyên xây dựng website, phần mềm, cung ứng phần cứng cho các dự án tổ chức/nhà nước như Agribank, Interserco ILS, Novaland...Đồng thời, anh cũng đang là giảng viên tại Aptech.
Buổi bảo vệ đồ án của học viên Aptech dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ngô Vĩnh Toàn |
Giải mã băn khoăn của người chuyển ngành từ “chiếu từng trải”
Từ dân ngoại đạo trở thành người học, người làm và người đào tạo hàng trăm Lập trình viên tài năng, anh Toàn có nhiều góc nhìn chân thực về ngành: “Sau tất cả, mình thấy việc chuyển ngành sang Lập trình sẽ không khó nếu bạn thực sự quyết tâm và được dẫn dắt đúng hướng.”
Về độ tuổi, dù một số nhà tuyển dụng có quan tâm đến yếu tố này, song những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm làm dự án phần mềm mới là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. “Mình từng dạy 1 anh học viên chuyển ngành Lập trình ở tuổi 32 nhưng anh ấy vẫn học rất tốt và giờ đã có công việc ổn định với lương cao hơn rồi.” - anh Toàn chia sẻ.
Về tâm lý, bản chất của việc gặp các vấn đề tâm lý là do quyết tâm của người chuyển ngành chưa đủ lớn, chưa dám vượt ra “vùng an toàn” của bản thân. Họ hay có xu hướng đưa ra nhiều lý do để trì hoãn những quyết định lớn, nhưng nếu cứ mãi chần chừ thì cơ hội sẽ lần lượt vụt qua mất.
Về trình độ, người học không cần phải quá giỏi Toán, quá giỏi tiếng Anh để gia nhập vào ngành lập trình. Bắt đầu bằng những thứ căn bản nhất, đơn giản nhất trước sẽ giúp bạn thấy ngành học này “dễ thở” hơn nhiều so với vẻ bề ngoài của nó.
Về tài chính, đây là mối lo của rất nhiều người chuyển ngành vì không phải ai cũng có thể chi trả cho việc học thêm ngoài. Theo các chuyên gia, ngay cả khi bạn cần vay mượn để học, hãy tính toán xem mất bao lâu để khoản chi này có lãi. Tức là, sau khi học xong mà bạn có được công việc với mức lương bù lại được khoản vay đó trong vòng 6 tháng thì đây sẽ là khoản đầu tư “siêu hời”. Bởi lẽ trung bình ở Mỹ, Singapore… một người cần ít nhất 3-5 năm để trả hết khoản vay học tập. Ngoài ra, những ưu đãi, học bổng và các nguồn hỗ trợ tài chính từ phía doanh nghiệp cũng là giải pháp cực tốt để giảm gánh nặng tài chính cho người chuyển ngành.
Như vậy, chuyển ngành sang Lập trình sẽ không khó nếu bạn có kế hoạch rõ ràng, đúng hướng. Trong bối cảnh thị trường việc làm biến động mạnh mẽ như hiện nay: nhiều ngành nghề như Bất động sản, Du lịch…điêu đứng, hàng nghìn công nhân mất việc…, CNTT vẫn luôn là “điểm sáng” với nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao và được doanh nghiệp ráo riết săn đón.
Nhằm thực hiện hóa Chương trình chuyển đổi số quốc gia do Chính phủ ban hành, một số doanh nghiệp đã triển khai các gói hỗ trợ kinh phí học tập dành cho người trẻ quyết tâm theo đuổi ngành CNTT. Trong đó, Aptech là đơn vị thường xuyên triển khai các chương trình hỗ trợ về học phí kèm “tấm vé” ký tuyển dụng ngay khi nhập học để giúp người chuyển ngành dễ dàng tiếp cận tới ngành Lập trình. Xem thêm thông tin về các chương trình hỗ trợ học phí tại: https://aptechvietnam.com.vn/