Sau những ồn ào về cuộc sống riêng, Hiệp Gà ít xuất hiện trong các hoạt động showbiz mà tập trung lo cho gia đình và chạy show tỉnh. Sau khi chia tay người vợ thứ hai, Gia Cát Dự của chương trình Gặp nhau cuối năm đưa con gái Hân Huyền về quê sống để tiện chăm sóc bố mẹ. Huyền đã học lớp 6, cao nhất lớp và bộc lộ nhiều năng khiếu nghệ thuật. Con gái là động lực sống để anh phấn đấu và vượt qua chính mình.
Sau 2 cuộc ly hôn, Hiệp Gà chia sẻ, lâm vào hoàn cảnh gà trống nuôi con, một người dành thời gian cho công việc, vừa dành thời gian đảm nhận 2 vai trò: vừa làm bố, vừa làm mẹ của cô con gái 8 tuổi. Anh nói, ai nhìn vào hoàn cảnh của mình đều cảm thấy ái ngại, nhưng, thực tế, đây đây có thể là khoảng thời gian quý giá mà anh được cảm nhận. Trước hết với trẻ con hãy dành cho những điều tốt đẹp nhất từ trái tim, sự hướng thiện, đôi khi là những lời nói dối.
Chỉ nhắc tới Huyền, anh mới hào hứng và cười tươi hồn hậu. Cách đây hai năm, trong một lần nói chuyện, nam diễn viên bất ngờ khi thấy con xưng tên với mình. Cách xưng hô ấy làm anh dễ chịu và thấy con gái đã lớn thật rồi.
"Có nhiều điều mà một ông bố không thể làm được cho con gái. Khi còn nhỏ, cô bé rất tình cảm với bố nhưng càng lớn, cô bé càng tách xa bố vì sự khác biệt về giới tính", Hiệp Gà nói. Có lần, khi vô tình nhìn qua cánh cửa nhà tắm và thấy con gái đang lúi húi tự mình gội đầu, anh đã lặng lẽ khóc. "Tôi thấy thật khó khăn khi chăm sóc con gái mà không có bàn tay người phụ nữ', anh buồn rầu tâm sự.
Hiệp Gà rất thương yêu con gái.
Trong cách giáo dục con, nam diễn viên hài chọn hướng cho con kiến thức mắt thấy, tai nghe. Nhiều khi anh hay giảng văn cho con qua điện thoại, đặc thù công việc nên mình đi suốt, không có thời gian bên con nhiều, tôi còn phải lắng nghe cả những tiếng ngập ngừng, tiếng nấc rất nhẹ của con để biết con muốn gì, nghĩ gì.
Những ngày còn ở Hà Nội đi diễn về muộn, Hiệp Gà phải ngồi ngoài vì con gái ngủ quên. Nhiều hôm, cô bé hốt hoảng ra mở cửa và rối rít xin lỗi khi thấy bố ngồi đợi. Có hai bố con sống với nhau nên Huyền thường phải tự lo khi bố bận. Ít thời gian bên con gái, anh thường tranh thủ buổi sáng đi bộ cùng Huyền từ nhà đến trường khoảng 1km để trò chuyện.
Về quê sống, Huyền được ở gần ông bà, họ hàng. Từ nhỏ, cô bé được bà nội chăm sóc, dạy bảo. Có lần về nhà thấy con vừa ngủ gật vừa cố ăn nốt những hạt cơm cuối cùng trong bát, anh ngạc nhiên hỏi mẹ. Hóa ra, bà dạy Huyền phải biết quý trọng và tiết kiệm, đồ ăn phải ăn hết, không được bỏ thừa. Từ nhỏ, Huyền đã có thói quen như vậy, không đòi hỏi và lãng phí.
Thương con thiếu thốn tình cảm, Hiệp luôn cố gắng bù đắp mọi thứ tốt nhất và thưởng phạt rõ ràng. Mỗi lần đạt thành tích trong học tập, Huyền đều được bố thưởng quà. "Tôi hỏi cháu thích gì để bố mua, con bé nói chẳng muốn gì, chỉ cần bố tiết kiệm", Hiệp nói.
Hiệp Gà phải quan tâm con gái nhiều hơn khi con đang tuổi dậy thì.
Mỗi lần về nhà ăn bữa cơm do con gái chuẩn bị tươm tất, dù chỉ là những món giản dị, Hiệp lại cảm thấy hạnh phúc. Anh vui vì Huyền không giấu giếm bố điều gì, ngay cả khi con đã ở vào tuổi dậy thì. Anh để con phát triển tình cảm tự nhiên, không cấm đoán hay gay gắt, nhưng không quên nhắc nhở Huyền chú tâm vào học.
Nói về quan hệ với vợ cũ và cách chia sẻ trong việc nuôi nấng và chăm sóc con, Hiệp Gà tâm sự, nhiều người nói vì con cái, vì nhiều lý do mà không bỏ được nhau… Với tôi còn yêu nhau là không có lý do nào ngăn cản, khi hết yêu nhau thì chia tay.
Tuy đã chia tay nhưng anh vẫn cùng vợ cũ làm những điều tốt nhất cho con gái.
Tôi khi gặp vợ cũ cũng chỉ như một người bạn qua đường. Dù một người qua đường gặp khó khăn tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ, huống hồ đó là đã từng chung sống với nhau, là vợ là chồng. Chúng tôi chỉ là những điều không may của số phận.
Khi không còn yêu nhau thì gặp nhau sẽ không có cảm xúc. Nhìn thấy nhau không có bực bội, hối tiếc hay thương yêu, vậy là bạn. Quan trọng nhất là hai người cần nghĩ rằng làm những điều tốt nhất cho con.
Quan điểm của Hiệp Gà là nếu con cái ở với mẹ, mẹ có mắng thì sang gặp bố, bố mắng tiếp chứ không bênh con. Bởi trẻ con rất nguy hiểm ở chỗ bố mắng, mẹ bênh; mẹ mắng, ông bà bênh. Chúng sẽ ỉ lại và khó dạy bảo. Mình cũng đừng nghĩ rằng nói xấu bố thì chúng sẽ yêu mẹ hay ngược lại.