Chuyên gia lý giải về bi kịch của bà Xuân 'Hương vị tình thân'

0:00 / 0:00
0:00
Chuyên gia lý giải về bi kịch của bà Xuân 'Hương vị tình thân'
TPO - Được bầu chọn là một trong bốn nhân vật đáng ghét nhất “Hương vị tình thân”, thế nhưng những diễn biến gần đây của phim lại cho thấy bà Xuân đáng thương hơn đáng giận. Nguyên nhân của những bi kịch này là hóa ra bất cứ phụ nữ nào cũng có thể mắc phải.

Trong trailer tập 22 Hương Vị Tình Thân phần 2 đã hé lộ những tình tiết khá bất ngờ về bà Xuân. Vứt bỏ vẻ cam chịu, ngoan ngoãn thường ngày, bà Xuân bày tỏ sự bức xúc tột cùng với mẹ chồng khi đồng ý để Long quay lại với Nam.

Thậm chí bà gần như van nài khi thốt lên: "Con xin mẹ, hãy để con trai con được sống". Nói đến đây, ông Khang đã không giấu được sự bình tĩnh và dành cho vợ cú tát thô bạo. Nhiều khán giả xem cảnh này đã đồng loạt bỏ phiếu “không ra gì” cho ông Khang. Theo họ, dù thế nào, việc đánh phụ nữ cũng là hành động “cặn bã”.

Chuyên gia lý giải về bi kịch của bà Xuân 'Hương vị tình thân' ảnh 1

Sau khi đánh vợ, hình ảnh của ông Khang đã xuống dốc trong mắt khán giả

Dù bà Xuân vẫn còn rất đáng ghét, nhưng qua sự ngược đãi này, khán giả bắt đầu “xét lại” thái độ với bà Xuân.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Mai Hoa cũng rất quan tâm đến diễn biến bộ phim này. Chị cho biết đã lấy nhiều ví dụ của các nhân vật nữ trong phim làm đề tài tư vấn.

Cuối cùng, theo chị, thì bà Xuân là nhân vật đáng thương hay đáng ghét?

Tôi luôn đánh giá bà Xuân là người đáng thương, ngay từ đầu. Càng ngày, sự đáng thương, bất lực của bà Xuân càng lộ rõ, đến những khán giả không ưa bà Xuân nhất cũng nhận ra. Trong diễn biến mới nhất của “Hương vị tình thân” phần 2, bà Xuân gần như bất lực khi ông Khang quyết định cho Long và Nam có thể đến với nhau. Long lần này cũng không còn nghe lời mẹ mà khẳng định sẽ tự quyết tương lai, hạnh phúc của mình.

Sau đó, bà Xuân rơi vào trạng thái gần như bị cô lập trong gia đình. Không bảo được con, bị chồng tỏ thái độ lạnh nhạt, bà Xuân cảm thấy bản thân chẳng còn tiếng nói, ngay đến người giúp việc có lẽ cũng "coi thường" bà.

Chuyên gia lý giải về bi kịch của bà Xuân 'Hương vị tình thân' ảnh 2

Bà Xuân khiến khán giả vừa thương vừa giận

Chị đánh giá nguyên nhân bi kịch của bà Xuân bắt đầu từ đâu?

Sâu xa nhất, theo tôi, chính là bà Xuân đã từ bỏ sự độc lập của mình, chấp nhận là một người nội trợ toàn phần. Mặc dù, là phụ nữ, chúng ta đều biết, để đảm nhận công việc nội trợ toàn phần không hề dễ dàng, giống như bà Xuân: trên có mẹ chồng, dưới có con nhỏ, chồng thì không chia sẻ. Nhưng những người trong gia đình lại coi việc hi sinh của bà Xuân là đương nhiên, họ không cảm kích vì điều đó.

“Việc nội trợ ấy mà, ai chả làm được”! Rồi: “không phải đi làm kiếm tiền, chỉ ở nhà tiêu tiền, sướng quá còn gì”... chính là những mẫu câu ta thường hay nghe nói khi mọi người bàn về bà nội trợ. Tôi nhớ có một đoạn phim, bà Xuân ra ngoài chơi với bạn bè, rồi up vài tấm hình lên Facebook cũng bị cả chồng và mẹ chồng mẳng mỏ, coi thường.

Nếu cứ sống mãi trong môi trường tù túng, ít giao lưu, không có công việc và thế giới riêng để giải tỏa, người ta sẽ sinh ra stress, trầm cảm, xấu tính, nhỏ nhen, tầm nhìn hạn hẹp... như bà Xuân.

Nói như thế, phụ nữ nhất định phải ra ngoài làm việc để có vị trí trong gia đình?

Ra ngoài làm việc là một cách. Cũng có người không ra ngoài làm việc nhưng họ vẫn duy trì được một đời sống tinh thần phong phú, có đam mê và sở thích riêng của mình và quan trọng nhất, là phải bảo vệ được tôn nghiêm của mình.

Bạn không thể yêu cầu người khác tôn trọng bạn khi chính bạn cũng coi thường mình. Nói chung, có một quy tắc luôn đúng: chẳng ai chèn ép, bắt nạt, khinh khi được bạn, khi bạn không cho phép.

Chuyên gia lý giải về bi kịch của bà Xuân 'Hương vị tình thân' ảnh 3

Quách Thu Phương vai bà Xuân và hai bạn diễn

Bi kịch của bà Xuân có vẻ không phải là cá biệt, bằng chứng là sau đoạn bạo hành của ông Khang, rất nhiều khán giả đã tỏ ra đồng cảm với nhân vật này?

Không cá biệt đâu, thậm chí phổ biến cơ. Phụ nữ Á đông thường có suy nghĩ “cá chuối đắm đuối vì con”, hy sinh tất cả cho gia đình... Thật ra suy nghĩ đó rất tốt, rất nhân hậu, nhưng trong lúc mải hi sinh, bạn lại thường quên mất bản thân. Quên chăm chút ngoại hình, quên học tập, cập nhật, quên chính kiến...

Lâu dần, những người xung quanh cũng tự động “quên” và coi nhẹ bạn. Chẳng ai cứu được ta trong những lúc như thế này. Ngoại trừ chính mình phải nắm tóc tự kéo mình lên.

MỚI - NÓNG