Chuyện đời éo le của cô chủ tranh đá quý

Hương giới thiệu tranh với khách hàng Ảnh: Lưu Trinh
Hương giới thiệu tranh với khách hàng Ảnh: Lưu Trinh
TP - Bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ khi còn rất trẻ, sau 18 năm, chị Phan Thanh Hương, SN 1976 (Yên Bái), mới trở về được quê hương và trở thành chủ nhiều cơ sở tranh đá quý, giải quyết việc làm cho hàng chục thanh niên.

> Cha đẻ 'hạt kiểu mới'
> Hoa khôi Diễm Quỳnh nói về ảnh nóng

Hương giới thiệu tranh với khách hàng Ảnh: Lưu Trinh
Hương giới thiệu tranh với khách hàng. Ảnh: Lưu Trinh.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo nay là phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, Hương bị bố bỏ rơi từ nhỏ. Tám tuổi, Hương đã theo mẹ vào rừng kiếm sống qua ngày. 17 tuổi, Hương bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ cho một người lạ mặt. Cũng từ đây, cuộc đời Hương chẳng khác gì địa ngục trần gian.

Vì sợ Hương bỏ trốn, người chồng nhốt Hương trong căn phòng cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. “Mỗi lần, làm chuyện ấy, ông ấy lại trói hết chân tay tôi lại. Xong ông ấy lại đánh đập không thương tiếc”, Hương kể. Trong bốn năm bị nhốt, chị đã sinh hai đứa con.

Vừa thương con, vừa đớn đau, tủi nhục, vừa nhớ nhà, không ít lần Hương cắt tay tự tử nhưng không thành. Sau khi sinh hai đứa con, Hương không bị nhốt nữa, nhưng vì không biết tiếng nên không thể tìm được đường về. Hằng ngày, chờ chồng đi làm, Hương bật ti vi mở chương trình dạy tiếng Trung rồi dùng que viết chữ lên nền nhà để học tiếng.

Mồng 8 Tết 1996, lấy tiền mừng tuổi của con để làm phí đi đường, chị đã bỏ trốn thành công khỏi nhà chồng. Từ đây, Hương lại trôi dạt qua nhiều vùng đất của Trung Quốc, làm ôsin, làm thuê đủ thứ nghề kiếm sống để tìm đường về quê. Nhớ con, đôi lúc Hương như phát điên nhưng không dám quay lại, không dám gọi điện.

Hướng dẫn học viên làm tranh Ảnh: Lưu Trinh
Hướng dẫn học viên làm tranh. Ảnh: Lưu Trinh.

Tháng 1-2010, nhờ có sự giúp đỡ của một số bạn bè tại Trung Quốc, Hương tìm được đường về Việt Nam. Ngày trở về, gặp lại mẹ, bước chân chị ngã khuỵu xuống. Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc. Hàng xóm rối rít kéo đến chúc mừng, không ai tin chị vẫn còn sống. Trên ban thờ, mẹ đã để di ảnh của chị.

Từ cuộc đời bầm dập của mình, Hương bày tỏ: “Nếu người khuyết tật nào muốn làm tranh đá quý thì cứ tìm đến tôi. Tôi sẽ nuôi ăn học miễn phí và tạo việc làm cho họ”.

Được trở về chị lại xót xa cho thân phận bèo bọt của mình và nhớ con cồn cào. Hằng đêm chị lại vật lộn với suy nghĩ làm gì để bù đắp, để không phí phạm cuộc đời thêm lần nữa.

Trong một lần đi chơi hội chợ triển lãm, bị hút hồn bởi những bức tranh đá quý tuyệt đẹp, chị đã quyết định mở xưởng chế tác tranh đá quý.

“Tranh đá quý Lục Yên (Yên Bái) rất đẹp nhưng chưa được quảng bá rộng rãi”, chị Hương nói. Từ số tiền dành dụm được sau gần 20 năm lăn lộn nơi xứ người, cửa hàng tranh đá quý Như Ý (Phố Mới, Lào Cai) ra đời từ niềm khát khao đó.

Ban đầu cửa hàng tranh chỉ là một phòng trưng bày các bức tranh sưu tập được, nhưng giờ Hương là bà chủ của hệ thống cửa hàng tranh đá quý do chính chị và các bạn trẻ cùng chế tác. Chị thường xuyên mang tranh đi trưng bày, giới thiệu ở các hội chợ trong và ngoài nước và đã đạt được một số giải thưởng.

Đặc biệt, năm 2010, bức tranh Mùa thu vàng của chị giành giải nhì tại cuộc triển lãm Trung Hoa dân tộc Nghệ thuật (Trung Quốc).

Ngoài Lào Cai, Hương đã mở hai cơ sở tranh đá quý ở Quảng Tây và Côn Minh (Trung Quốc). Riêng cơ sở tranh đá quý Như Ý ở Lào Cai có hàng chục thanh niên dân tộc thiểu số đang làm việc với thu nhập cao, có người lương tháng hơn chục triệu đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG