Trọng tài không biết chấm điểm

Chuyện bên lề SEA Games 23

Chuyện bên lề SEA Games 23
Bên cạnh những giờ thi đấu cẳng thẳng, những giờ phút vinh quang đan xen cũng những nỗi buôn thất bại, SEA Games 23 còn có nhiều chuyện bên lề thú vị

Nếu không đi SEA Games thì khó có thể có nhiều người bạn nước ngoài đến thế. Các VĐV nam thì được các VĐV nữ đội bạn hâm mộ rủ đi chơi, nhất là các cô gái Philippines. Họ rất dễ gần, nhiệt tình đến mức khó chàng VĐV nào có thể từ chối.

Các cô VĐV Christabel và Karen đã đưa cả đội tuyển Vật (HLV, VĐV) đi mua sắm, mặc cả hăng say giúp các chàng trai Việt.

Tạm biệt đội tuyển Vật trong sân bay, họ cũng rưng rưng nước mắt, trao cho nhau những email, những số điện thoại. Hẹn gặp lại ở những SEA Games sau.

Ai khỏe hơn VĐV?

Đó là các bác sĩ của đoàn TTVN. Trung bình chưa được 1 bác sĩ/ đội tuyển. Vừa chăm sóc xong đội tuyển này, các bác sĩ phải chuyển ngay sang những đội tuyển khác. 

Bác sĩ Trần Thị Tố Trâm chăm sóc cho 3 đội: TDDC (12 người), TDNT (4 VĐV), và nay là Sport Aerobic (6 VĐV). Còn các bác sĩ Thanh Tùng, Chu Văn Tấn, Nguyễn Trọng Hiền… phục vụ cho các đội Điền kinh, Vật, Võ gậy… liên tiếp, gần như không ngừng nghỉ. Họ chắc chắn khỏe hơn VĐV nếu nhìn ở góc độ này.

Lực sĩ xanh xao

Chuyện bên lề SEA Games 23 ảnh 1
VĐV Phạm Văn Mách trên bục nhận HCV. Ảnh: TTXVN

Giành HCV cho thể hình Việt Nam, nhưng nhà vô địch Phạm Văn Mách trông xanh xao do anh ép cân từ 68 kg xuống thi đấu ở hạng 55 kg. Cả đội tuyển thể hình Việt Nam người ép cân ít nhất là Giáp Trí Dũng (từ 80 xuống 75kg) và Lý Đức (85 xuống 80kg), còn lại là đa số từ 8 – 13 kg. Sau khi làn da được bôi màu vàng óng của các anh được lau sạch, ai cũng trở thành người da xanh.

Võ gậy được hâm mộ

Trú tại tầng 14 của khách sạn Grand Boulevard, đội tuyển Võ gậy Việt Nam – vừa giành được những tấm HCV đầu tiên đã được các cô gái đội Võ gậy khác hâm mộ nhiệt tình, nhất là các cô gái xinh đẹp trong ban nghi lễ ở cùng tầng.

HLV Minh Tiến đã phải ra tay giải tán “cơn lốc” hâm mộ của các cô gái vào lúc 22 giờ với các chàng trai Việt Nam. Họ đòi chụp ảnh chung, xin trao đổi kỷ niệm chương…

HLV trở thành... chuyên gia trang điểm

Ở các môn thể dục nghệ thuật, Sport aerobic, HLV cũng kiêm luôn chuyên gia make up (trang điểm). Trong đồ nghề của HLV Đỗ Thanh Xuân lúc nào cũng có son, phấn, bút chì kẻ mắt để bất kỳ khi nào cũng có thể trang điểm lại cho các học trò, nhất là sau khi biểu diễn xong một nội dung thi đấu.

Mồ hôi của thi đấu khó nhọc, nước mắt vì bị chấm điểm ép, đều cần được giấu đi dưới lớp phấn trắng mong manh, bước sang một nội dung thi đấu mới.

Trọng tài không biết chấm điểm

Hội đồng trọng tài 12 người của môn thể dục nghệ thuật thật là đặc biệt: có 4 trọng tài người Philippines, 2 trọng tài Indonesia, còn tổng trọng tài là Hea Sim Byun (Hàn Quốc) và mỗi nước có một trọng tài trừ Việt Nam.

Không có trọng tài tại môn thể thao này đã tạo nên những thiệt thòi lớn đối với TDNT Việt Nam. Tuy nhiên một trọng tài người Philippines (không cho biết tên) đã không biết tính điểm thi đấu.

Trưởng bộ môn Nguyễn Kim Lan đã rất tức giận khi sau khi hỏi bà trọng tài này về một lỗi của VĐV Indonesia bị trừ bao nhiêu thì bà này trả lời là “không biết” rồi đi mất.

Manager chuyên nghiệp

Đó là biệt hiệu của bà Kim Lan – Trưởng bộ môn TDDC, TDNT, Sport Aerobic. 3 đoàn VĐV đến và đi liên tiếp trong suốt gần 1 tuần khiến chị đã trở thành người quản lý chuyên nghiệp bất đắc dĩ.

Làm thủ tục check-in, check out (ra vào khách sạn) liên tiếp vì biết tiếng Anh, quan hệ với tình nguyện viên người Philippines để điều hành xe đưa đón VĐV đi tập luyện, họp hội đồng các trưởng đoàn (của cả 3 môn) đã khiến mắt chị thâm quầng vì 4 ngày không ngủ.

Trưởng đoàn chạy sô

Chuyện bên lề SEA Games 23 ảnh 2
VĐV Nguyễn Thu Hà - thi thể dục nghệ thuật với bóng. Ảnh: TTXVN

Có mặt tại mọi môn thi đấu của các VĐV Việt Nam, sự có mặt của Trưởng đoàn Nguyễn Hồng Minh là sự cổ vũ lớn nhất cho các VĐV. Vui với niềm vui của VĐV, buồn với sự thất vọng của họ, ông đã đem lại chỗ dựa tinh thầnh rất lớn cho các VĐV, đưa ra sự chỉ đạo chính xác cho các lãnh đội.

5 giờ sáng (3/12) ông đã ra sân bay dự kiến tới Cebu để khuyến khích và chỉ đạo Pencak Silat, nhưng chuyến bay bị hoãn.

7 giờ sáng 4/12, ông đã lên đường đi, vội quá, quên mất cả điện thoại di động- phương tiện quan trọng nhất khi ở Philippines.

Bệnh nghề nghiệp

Những cô gái xinh đẹp, duyên dáng trong từng động tác của TDDC, TDNT tưởng chừng như không có khiếm khuyết nào vì đã vượt qua hàng chục HLV có nghề mới được tuyển chọn với đôi chân thẳng tắp 4 điểm chạm (thuật ngữ của người trong nghề: 4 điểm chạm thể hiện chân thẳng là: điểm bắp chân, gót chân, mắt cá chân, cạnh đầu gối).

Thế mà vì nghề nghiệp họ cũng có 1 khiếm khuyết lớn: đi kiểu “xàng xê”: văng hai chân sang 2 bên, mũi chân hướng ra ngoài.

HLV Thanh Xuân lý giải: “Đó là do khớp hông của các em dẻo quá, không chỉnh được nữa đâu, bệnh nghề nghiệp ý mà”.

MỚI - NÓNG