Chuột rút vào ban đêm: Không chỉ gây ra đau đớn còn cảnh báo bệnh

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Chuột rút vào ban đêm, một hiện tượng rất hay gặp nhưng ít người biết nguyên nhân và cách khắc phục.

Theo tiến sĩ Scott Garrison, Trưởng khoa Y tế gia đình của Đại học Alberta (Canada), chuột rút xảy ra khi dây thần kinh truyền quá nhiều tín hiệu đến một bộ phận cơ bắp tại cùng một thời điểm, khiến cho cơ bắp bị co rút lại, gây cảm giác khó chịu và đau đớn.

Ngoài ra, ngồi hoặc nằm lâu trong một tư thế cố định cũng có thể gây ra "tắc nghẽn" về mặt thần kinh. Đây là lí do tại sao lại xảy ra triệu chứng chuột rút lúc đang ngủ.

Dù đang ngủ nhưng bạn vẫn cảm nhận được những cơn đau do chuột rút gây ra.

Chuột rút sẽ càng xảy ra thường xuyên hơn và đau hơn sau tuổi 50, bởi khi đó các tế bào thần kinh giảm dần khiến cho các tế bào còn lại phải làm việc tích cực hơn để truyền thông tin từ não đến cơ bắp. Vì thế, chuột rút dễ dàng xảy ra hơn.

Nguyên nhân gây ra chuột rút vào ban đêm

Chuột rút vào ban đêm, một triệu chứng mà đến tới 60% người trường thành sẽ trải qua cảm giác đau đớn này thường xuyên. Nhưng ngạc nhiên là ít người không biết lý do tại sao và thường âm thầm chịu đựng.

Tình trạng chuột rút xảy ra nhiều hơn vào các tháng nóng của mùa hè. Khi đó, nồng độ vitamin D trong máu có khả năng điều chỉnh sự tăng trưởng cơ bắp tăng lên nhưng lại gây ra tình trạng chuột rút.

Tiến sĩ Garrison còn cho biết, các chất dinh dưỡng đóng vai trò chính trong việc phát triển và hồi phục cơ bắp nhưng quá trình này lại khiến cơ bắp làm việc quá mức.

Các chuyên gia còn đưa ra vài lý giải cho hiện tượng chuột rút vào ban đêm .

- Nếu ban ngày phải làm việc tay chân vất vả, hoặc đứng thường xuyên trên nền đất cứng khiến cơ bắp phải chịu tác động lực lớn và co duỗi không đều, gây mỏi cơ.

- Trong một số trường hợp, chuột rút xảy ra cũng có thể liên quan đến việc mất cân bằng chất lỏng và chất khoáng trong cơ thể như can xi, ma giê, natri và kali.

- Ngoài những nguyên nhân trên, chuột rút có thể do một số bệnh lý khác gây nên như bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh về tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh,…

Vì thế, nếu tình trạng chuột rút vào ban đêm xảy ra thường xuyên, bạn không nên chủ quan, phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Biện pháp giảm triệu chứng chuột rút vào ban đêm

- Tránh ngồi lâu, tư thế của chân lúc nghỉ ngơi phải thoải mái.

- Để giảm khả năng bị triệu chứng này, bạn nên duỗi thẳng chân và kéo căng bắp chân trước khi đi ngủ.

Một nghiên cứu khoa học vào năm 2012 ở Hà Lan cho thấy ở người lớn tuổi bị chuột rút sẽ ít đau hơn nếu họ thực hiện kéo căng chân ít nhất 3 phút trước khi đi ngủ.

- Nếu nửa đêm bị đánh thức do chuột rút, bạn hãy áp dụng một số mẹo nhỏ như xuống giường và đi bộ xung quanh trong 1 phút, có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bắp thịt bị đau; lắc và xoa bóp vùng bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên.

- Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa hiện tượng chuột rút và việc mất nước. Vì thế, hãy đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.

- Những người hay bị chuột rút vào ban đêm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kali (chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, thịt heo, khoai tây, cá ngừ...).

- Phụ nữ mang thai, người ăn kiêng, người dùng thuốc lợi tiểu.. cũng có thể gặp chuột rút ở chân. Vì lúc đó, lượng can xi và phốt pho trong cơ thể bị giảm xuống. Hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Theo Theo Tri thức trẻ
MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.