Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.
Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời.
Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.
Cực quang diễn ra ở bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở nam bán cầu được gọi là nam cực quang.
Dưới đây là một số hình ảnh bắc cực quang được nhìn thấy trên bầu trời Longyearbyen, Na Uy sáng sớm 10-3:
Theo T. Vy
Tuổi trẻ/ Xinhua