Uống nước siêu quan trọng và tất nhiên khi khát, bạn cần phải bù nước ngay cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách, không chuẩn thời điểm thì vô hình chung, nước sẽ không thể phát huy hết công dụng “thần thánh” của nó, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của bạn.
Mất nước kéo dài có thể dẫn tới viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư tử cung.
Hãy giúp cơ thể phòng tránh những tình trạng này bằng cách uống nước ngay sau khi thức dậy và đảm bảo cơ thể có đủ nước cả ngày.
Nước giúp cho việc điều trị như thế nào?
Đây là một phương pháp đã được chứng minh là giúp đối phó với các rối loạn cơ thể, rối loạn kinh nguyệt và các bệnh liên quan tới mắt. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy được tiếp thêm sinh lực cả ngày sau khi thực hiện phương pháp điều trị với nước này.
Uống khoảng 160ml nước 4 lần ngay sau khi thức giấc, trước khi đánh răng và khi bụng đói
Không ăn bất cứ thứ gì trong 45 phút tiếp theo
Uống nước trước khi ăn ít nhất 30 phút nhưng không uống vào 2 giờ sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Nếu bạn không thể uống 4 cốc nước khi dạ dày đang rỗng thì bạn có thể bắt đầu với một cốc nước hoặc nhiều nhất có thể. Bạn có thể tăng dần lượng nước cho tới khi đạt đến mức độ mong muốn là 640ml.
Khi nào có thể mong đợi kết quả:
Bệnh nhân tiểu đường hoặc huyết áp cao: có kết quả sau 30 ngày.
Người bị táo bón và viêm dạ dày: có kết quả sau 10 ngày.
Bệnh nhân lao: có kết quả sau 90 ngày.
Quá ít hay quá nhiều đều không tốt
Uống một thứ gì đó quá nhiều hay quá ít đều không ổn, với nước cũng vậy. Thông thường, mỗi người trưởng thành cần uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày. Uống không đủ nước ảnh hưởng đáng kể tới các chức năng của tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Biểu hiện dễ thấy ở những người uống ít nước trong thời gian dài là da khô, tóc dễ gãy rụng, mụn nhọt thi nhau mọc, táo bón dai dẳng không dứt, người mệt mỏi, thiếu sức sống…
Trái lại, uống quá nhiều nước một ngày sẽ gây áp lực lên thận, buộc thận phải làm việc với cường độ cao, nghiêm trọng hơn còn khiến bạn rơi vào tình trạng “ngộ độc” nước khi các cân bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn bởi sự gia tăng hydrat.