Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc |
Hội nghị APEC diễn ra từ ngày 16 – 19/11, Bộ Ngoại giao cho biết.
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam – Thái Lan phát triển tích cực bất chấp dịch bệnh COVID-19.
Về kinh tế, Thái Lan giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Năm 2021, kim ngạch thương mại hai nước đạt 18,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Kim ngạch thương mại 9 tháng đầu năm 2022 đạt 16,1 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó Việt Nam xuất 5,6 tỷ USD, tăng 26,9% và Việt Nam nhập 10,5 tỷ USD, tăng 12,7%.
Tính đến tháng 9/2022, Thái Lan có 670 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 13,093 tỷ USD, đứng thứ 9/139 quốc gia có đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 2 trong số các nước ASEAN có đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore.
Về APEC, từ khi thành lập năm 1989, qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.
Khu vực APEC có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với an ninh, phát triển của nước ta. APEC là diễn đàn quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch.
13 trong 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ta đang triển khai/đàm phán là với thành viên APEC. Trong đó, 17 trên tổng số 20 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam.