Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang
TPO - Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là chủ đầu tư “siêu dự án” hàng ngàn tỷ đồng tại Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ (Bình Dương). Đơn vị này sau đó liên tục xin được trả lại một phần dự án vì không đủ năng lực. Khi lời đề nghị đã được phê duyệt, HUD hứa sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án. Thế nhưng, sau đó dự án vẫn bỏ hoang.

Liên quan đến dự án Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ (phường Chánh Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) sau hơn chục năm triển khai dự án đến nay vẫn là bãi cỏ hoang, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư gặp khó khăn nên dự án chậm tiến độ. “Sau khi dự án gặp khó khăn, phía chủ đầu tư HUD đã đề nghị được trả lại một phần dự án (tức giai đoạn 2 của dự án). Đến cuối năm 2016, UBND tỉnh đã mời chủ đầu tư đến làm việc liên quan đến việc chậm trễ thực hiện dự án. Lúc bấy giờ, HUD đã hứa sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án”, ông Võ Hoàng Ngân – Giám đốc Sở Xây Dựng Bình Dương nói.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 1 Siêu dự án bỏ hoang, người dân làm nơi chăn thả bò

Theo cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, chủ đầu tư HUD đã có phần hóa công ty và giao lại dự án cho một công ty thành viên thực hiện dự án. HUD cũng hứa sẽ sớm hoàn thành dự án và đang trong quá trình xây dựng Khu đô thị trở lại trước sự giám sát của nhiều đơn vị chức năng. Thế nhưng, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, hiện tại dự án Khu độ thị sinh thái Chánh Mỹ vẫn chỉ là bãi cỏ hoang và chưa có dấu hiệu khởi công xây dựng trở lại. Toàn cảnh dự án như cánh đồng hoang với một vài công trình xuống cấp không thể sử dụng được.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 2 Nhiều công trình xây dựng dang dở, xuống cấp

Trước đó, đầu năm 2007, được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt dự án Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ với tổng diện tích 372,55ha, tọa lạc tại phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một. Tỉnh cũng giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư dự án. Lúc bấy giờ, HUD đã triển khai thi công đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật với sản lượng thực hiện 462 tỷ đồng/962 tỷ đồng giá trị dự toán phần xây lắp toàn dự án, đạt 48%. Đơn vị này cũng triển khai đầu tư một số dự án thành phần, bao gồm nhà ở cho người thu nhập thấp, khu biệt thự ven sông Sài Gòn, 33 ô công viên cây xanh.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 3  Đường nhựa tại dự án đã xuống cấp sau hơn chục năm dự án bỏ hoang

Được biết, tổng chi phí đầu tư vào dự án đến hiện tại khoảng 1.052 tỷ đồng. Do trong quá trình thực hiện dự án gặp khó khăn, HUD đã nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương cho phép Doanh nghiệp này được phân lô bán nền, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án và thực hiện đầu tư các dự án thành phần theo từng giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu về nhà ở. HUD cũng xin dừng thực hiện giai đoạn 2 và hoàn trả lại một phần diện tích giai đoạn 1 và toàn bộ đất giai đoạn 2.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 4

 Đường xuống cấp, cỏ mọc cao hơn mặt đường tại siêu dự án

Sau đó, “siêu dự án” được phân lô bán nền vẫn không khả thi, một lần nữa HUD tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương thu hồi chủ trương đầu tư và các quyết định giao đất cho công ty này đối với diện tích khoảng 230ha. Do không thể “ôm” nổi một dự án đô thị quá lớn, HUD đã “tháo chạy”. Khi chủ đầu tư HUD “bỏ của chạy lấy người”, một doanh nghiệp vừa “thôi nôi” là Công ty cổ phần phát triển đô thị Nam Á (thành lập năm 2017) đến xin nhận tiếp quản, tự thỏa thuận hoàn trả các chi phí đã bỏ ra cho nhà đầu tư cũ.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 5  Đường sá xây dựng dang dở tại dự án

Tuy nhiên, do chủ đầu tư cũ là HUD để lại số nợ quá lớn khiến chủ đầu tư mới chưa thể thống nhất được phương án giải quyết để ôm “siêu dự án” này. Theo thông tin từ phía Cục Thế tỉnh Bình Dương, dự án Khu đô thị Chánh Mỹ hiện đang nợ đọng số tiền thuế rất lớn (số tiền nợ gần bằng kinh phí đầu tư dự án). Theo thông kê thuế từ năm 2014, số tiền sử dụng đất chưa nộp, bị truy thu là hơn 648 tỷ đồng. Cũng chính thời điểm này, phía chủ đầu tư HUD không thể gánh được nợ và các khó khăn khác buộc phải “tháo chạy”.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 6 Một công trình xây dựng "nữa vời" đã xuống cấp không thể sử dụng

Để thực hiện dự án Khu đô thị Chánh Mỹ, các cơ quan chức năng đã phải giải tỏa 1.314 hộ dân. Tuy nhiên, tính đến nay, chủ đầu tư mới chỉ thu hồi mặt bằng của 973 hộ với diện tích 305,2 ha, trong đó có 34,4 ha đất công. Tại dự án này, một số hàng mục như đường, hệ thống thoát nước, cột đèn chiều sáng… đã được thi công nhưng sau đó ngưng lại và đến nay các công trình đã xuống cấp, không thể sử dụng.

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 7Bên trong dự án bỏ hoang, người dân đến trồng rau
  Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 8

Hàng trăm ha đất bỏ hoang tại dự án độ thị Chánh Mỹ

Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 9
Chủ đầu tư 'siêu dự án' hết xin, lại hứa, rồi bỏ hoang ảnh 10 Nhiều tuyến đường xây dựng dang dở
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.