Chống đối CSGT bị phạt 20 triệu đồng

Chống đối CSGT bị phạt 20 triệu đồng
Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt của Bộ giao thông vận tải, tới đây hành vi chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.

Chống đối CSGT bị phạt 20 triệu đồng

> Cậy xe 'biển xanh' chống đối, đâm vào xe cảnh sát
> Tấn công cảnh sát, lĩnh 15 tháng tù

Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt của Bộ giao thông vận tải, tới đây hành vi chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.

 Tới đây, hành vi chống đối lại lực lượng cảnh sát sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng
Tới đây, hành vi chống đối lại lực lượng cảnh sát sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.

Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn thành Dự thảo Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt để thay thế cho các Nghị định 34 và 71 trước đây. Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là so với các nghị định trước, dự thảo nghị định được sửa đổi bổ sung lần thứ 6 này bổ sung xử phạt nhiều lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông cho người khác mà trước đây chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.

Cụ thể, Điều 5 của dự thảo nghị định quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Các hành vi gây tai nạn giao thông khác: Điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn giao thông; Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông… sẽ bị phạt từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng.

Đặc biệt để tạo tính răn đe với người vi phạm, dự thảo nghị định đưa ra mức phạt từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.

Cùng các hành vi tương tự nhưng khi áp dụng với các trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000- 14.000.000 đồng.

Cụ thể, Điều 6, quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi: Chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không giảm tốc độ, không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông.

Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm các hành vi: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Phạt tiền từ 10.000.000 - 14.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị gây tai nạn; Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.

Theo Nhất Minh
VnMedia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.