Chọn giải pháp an toàn

Dustin Nguyễn, vai kẻ tàn ác trong “Giữa hai thế giới” Ảnh: BHD
Dustin Nguyễn, vai kẻ tàn ác trong “Giữa hai thế giới” Ảnh: BHD
TP - Được xem như phim mở màn một loạt phim kinh dị Việt ra rạp năm nay, Giữa hai thế giới có Dustin Nguyễn đẳng cấp sao và gương mặt Đinh Ngọc Diệp để hút khán giả trẻ.

> 'Long thành cầm giả ca' vì sao thắng?

Dustin Nguyễn, vai kẻ tàn ác trong “Giữa hai thế giới” Ảnh: BHD
Dustin Nguyễn, vai kẻ tàn ác trong “Giữa hai thế giới”. Ảnh: BHD.
 

Ra khỏi rạp sau 90 phút xem phim, đánh giá theo tinh thần ủng hộ phim Việt Nam, khán giả chỉ có thể dùng từ “tàm tạm” để nói về Giữa hai thế giới. Trước khi công chiếu, phim được quảng cáo đầy bí ẩn, hồi hộp với ngôi sao Dustin đảm bảo. Phim chỉ nhận được giấy phép công chiếu một ngày trước ra rạp, lại còn dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.

Nếu mang tâm lý của người mê dạng phim kinh dị, rùng rợn, thì người xem có phần chưa thỏa mãn. Nhất là khán giả Việt trải qua mùa hè tràn ngập siêu phẩm Hollywood. Không ít khán giả chịu tâm lý thất vọng từ phim kinh dị Việt trước đó: Bóng ma học đường, Khi yêu đừng quay đầu lại, Giao lộ định mệnh với án đạo phim.

Không thoát khỏi mô típ quen thuộc của phim ma “made in Việt Nam”, Giữa hai thế giới kể về cô gái trẻ (Ngọc Diệp) về sống cùng ông chủ thầu xây dựng giàu có, nhưng kỳ quặc (Dustin Nguyễn), trong ngôi nhà sang trọng ẩn chứa những ám ảnh, dấu hiệu ma quái. Đó là bóng ma nữ tái nhợt đeo bám người sống trong căn nhà. Khán giả dễ đoán ra con ma ấy hẳn là nạn nhân một tội ác nào đó.

Giữa hai thế giới - đạo diễn Vũ Thái Hòa, kịch bản Đỗ Minh Viên, do Dofilm, HK Films, Hãng phim Việt sản xuất. BHD phát hành, ra rạp từ 22-7.

 

Ở poster phim đề Giữa hai thế giới thuộc thể loại hình sự, bí ẩn, tâm lý xã hội- có lẽ vì ôm đồm quá nên mục đích nào cũng chưa trọn vẹn. Dưới góc độ hình sự, tình tiết hấp dẫn nhất là bức tường trong gian thờ dày 4 tấc, ắt hẳn giữa hai lớp tường có bí ẩn, lại được nói ra trơn tuột.

Không dẫn dụ, tìm tòi gì mất công, vì già nửa bộ phim tập trung vào sự ám ảnh về cánh tủ thờ luôn phát ra âm thanh rùng rợn. Từ ông chủ nhà, cô vợ trẻ luôn trong trạng thái thất thần, đến thầy cúng đều mất quá nhiều thời gian cho sự sợ hãi, né tránh quẩn quanh.

Phim sa vào triết lí, chiêm nghiệm hơn là thử thần kinh thép khán giả. Phần ông già bán sách giải thích hiện tượng nhìn thấy ma do tâm ác, do lòng bất an và dạy con người biết cảm thông, sống đẹp lại được nói ra khơi khơi. Không biết có phải vì nỗi lo qua vòng kiểm duyệt hay không mà Vũ Thái Hòa chọn làm một bộ phim bình bình. Bản thân anh vào vai thợ hồ một mắt, chỉ xuất hiện vài cảnh nhỏ nhưng diễn hợp lý.

Không có hình ảnh ghê rợn, đạo diễn tạo ra bầu không khí cổ quái cho căn nhà, thêm một vài điều kỳ dị: Cánh cửa tự động đóng mở, điện phụt tắt, bóng ma thi thoảng hiện lên vật vờ. Âm thanh đáng ra là một trong số yếu tố then chốt gây ấn tượng, các nhà làm phim để liều lượng chưa hợp lí. Những tràng âm thanh chói tai nhằm tăng phần ly kỳ chưa tạo độ nhấn nhá hợp lý, khó mà khiến khán giả thót tim.

Khó chê trách Dustin Nguyễn về diễn xuất: Từ ánh mắt, cử chỉ toát lên đẳng cấp ngôi sao. Có điều nhân vật ông chủ kỳ quái, có quá khứ ám ảnh khiến tâm tính trở nên tàn nhẫn với phụ nữ, lại được xây dựng khá lỏng. Quá khứ về người mẹ làm nên tính cách của người đàn ông này có vẻ mơ hồ, dường như chỉ qua lời kể của người thợ hồ một mắt.

Theo lời đạo diễn, phim bị cắt chừng 5 phút, chủ yếu rơi vào một số cảnh nóng-được xem là tăng độ thuyết phục về người đàn ông có hành vi bất thường do Dustin thủ diễn. Khán giả khó tính đòi hỏi nhiều hơn những chi tiết về nhân vật này, chứ không chỉ đơn thuần qua một cử chỉ ghẹo nữ nhân viên, cái tát bất ngờ dành cho cô vợ trẻ, cách nói chuyện khinh khỉnh và đầy chất hằm hè, đe dọa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.