Chợ Tomohon Extreme ở Indonesia nổi tiếng trong ngành chăn nuôi vì đây là nơi tiêu thụ một lượng động vật lớn. Chợ này bán đủ loại động vật từ gia súc, gia cầm đến những động vật hoang dã và được đánh giá là khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tại một khu chợ thịt tươi ở Vũ Hán là nguồn gốc lây lan của virus corona gây ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Bất chấp việc dịch bệnh COVID-19 đã lây nhiễm cho gần 3 triệu người trên khắp 210 quốc gia, lãnh thổ và làm cho 206.265 người tử vong, chợ thịt tươi tại Indonesia vẫn mở cửa hoạt động tấp nập. Một khu chợ khác tương tự ở Bangkok, Thái Lan cũng vẫn luôn hoạt động.

Người bán chim, Stenly Timbuleng nói rằng đại dịch không ảnh hưởng đến doanh số và anh ta 'luôn bán hết'. Anh ta thường bán 50 đến 60 con chim, dơi mỗi ngày, có khi lên đến 600 động vật có cánh 1 ngày trong thời gian lễ hội.
Những người bán hàng xẻ thịt các loại động vật trực tiếp mà không mang găng tay hay đeo khẩu trang:





Tại khu vực chợ có thể quan sát thấy sàn nhà ướt đẫm máu, mùi hôi tanh của các động vật tươi sống bao quanh khu vực, ruồi, nhặng bay khắp nơi.
Gà và mèo đang chờ giết mổ trong những chiếc lồng chật chội và những chiếc túi chứa đầy những con ếch sống nằm cạnh xác chết của những con ếch đã chết.
Người sáng lập PETA (Tổ chức kêu gọi cư xử nhân đạo với động vật) Ingrid Newkirk cho rằng các thị trường bán thịt tươi sống nên ngừng hoạt động để tránh nguy cơ xảy ra đại dịch khác. "Đại dịch tiếp theo ở ngay gần đó, khi những con vật có thể bị bệnh và con người đang chen chúc nhau trong các chợ thịt tươi đẫm máu", cô nói
"PETA đang kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới giúp đóng cửa các hoạt động nguy hiểm này, cho dù họ đang giết gà ở New York hay mèo ở Indonesia."
Sự bùng phát chết người của cúm lợn, cúm gia cầm, SARS, HIV, bệnh lở mồm long móng, bệnh bò điên và các bệnh động vật khác đã bắt nguồn từ việc bắt hoặc nuôi động vật để làm thức ăn.